3 mẹo dạy con tính kiên nhẫn

“Sao con chẳng có tính kiên nhẫn gì cả!” Chắc hẳn đây là lời mà các bậc cha mẹ đang nuôi dạy trẻ nhỏ không ít lần gặp phải .Một đứa trẻ không có tính nhẫn nại sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như mối quan hệ giữa bạn bè sẽ không được suôn sẻ, hoặc không thể thích nghi với môi trường xung quanh khi con lớn lên và bắt đầu bước ra ngoài xã hội. Đó là lý do vì sao rất nhiều bà mẹ mong muốn nuôi dạy con có tính kiên nhẫn.

Vậy thì làm sao để có thể rèn luyện cho con tính cách như thế? Hãy tham khảo 3 mẹo sau đây mẹ nhé!

Tại sao tính kiên nhẫn là quan trọng với trẻ nhỏ?

Cha mẹ mong muốn con cái phát triển khỏe mạnh, nhưng dạy con có “tính nhẫn nại” cũng là điều vô cùng cần thiết. Nếu con không có tính nhẫn nại, điều này sẽ khiến con gặp khó khăn trong môi trường mẫu giáo và cấp tiểu học. Bởi vì trẻ sẽ không thể tuân theo những quy tắc tại trường như xếp hàng chờ đến lượt của mình. Trong trường hợp được cha mẹ luôn chiều theo ý trẻ, con sẽ dễ hình thành tính cách bạo lực nếu có ai khác không làm theo ý của mình.

Tuy nhiên, trẻ quan tâm đến nhiều thứ khác nhau và có động lực để "muốn chạm vào", "muốn đi" và "muốn thử". Điều này là một trong những quá trình quan trọng nhất trong quá trình phát triển của trẻ. Những lúc như vậy, khi mẹ chỉ ưu tiên sự kiên nhẫn có thể khiến trẻ nản lòng. Vậy thì mẹ nên làm thế nào sẽ tốt cho trẻ?

 3 mẹo dạy con tính kiên nhẫn

1.Lắng nghe ý kiến, quan điểm của trẻ

Lắng nghe cẩn thận lý do tại sao trẻ muốn làm, muốn có một điều gì đó. Khi mẹ thể hiện sự quan tâm về những mong muốn của trẻ, con sẽ hiểu mẹ đã tiếp nhận và dần bình tĩnh trở lại. Bằng cách này, phụ huynh sẽ có thể dễ dàng nói cho con biết “Lý do con cần kiên nhẫn” dù cho mong muốn có được ngay một món đồ.

Khi đối mặt với hành vi đòi hỏi của trẻ, cha mẹ thường có xu hướng la mắng trẻ và yêu cầu con “Hãy kiên nhẫn!”. Tuy nhiên, nếu bị ép phải im lại hay kìm chế đột ngột, con sẽ phản ứng lại và không tiếp tục lắng nghe lời cha mẹ. Do đó, điều quan trọng đầu tiên là phải chấp nhận cảm xúc của trẻ.

2.Giải thích lý do vì sao con cần có tính kiên nhẫn

Khi mẹ đã có thể trấn an và giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Lúc này, hãy bắt đầu nói cho con lý do con cần có sự nhẫn nại.

Ví dụ như “Nếu con bất ngờ lấy đồ chơi lúc bạn đang chơi, sẽ khiến cho bạn cảm thấy buồn”, “Bây giờ mẹ đang nấu ăn nên dù mẹ rất muốn nhưng nếu ôm con chúng ta sẽ không thể ăn kịp giờ”... Trẻ nhỏ vẫn chưa thể hiểu hết được suy nghĩ và cảm xúc của đối phương. Chính vì vậy, sự giải thích từ người lớn là vô cùng cần thiết để con phát triển tính kiên nhẫn và thấu hiểu.

3.Cố gắng cùng con đưa ra giải pháp

Nói với con bạn tại sao bạn phải chịu đựng nó, và sau đó hỏi ý kiến của trẻ “Con nghĩ như thế nào?

Ví dụ, cha mẹ và con cái chia sẻ những ý kiến ​​như “Hỏi bạn cho con mượn đồ chơi” hoặc “Ôm con ngay khi con nấu ăn xong”. Khi đó, trẻ sẽ có thể đưa ra những mong muốn và ý tưởng của riêng mình.Điều này sẽ tạo cho trẻ khả năng tư duy và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Thật khó để trẻ nhỏ rèn luyện được sự kiên nhẫn khi con luôn cảm thấy căng thẳng và cảm xúc bất ổn. Do đó, giải đáp cụ thể và trấn an cảm xúc của trẻ sẽ giúp con dễ dàng chấp nhận và hình thành tính nhẫn nại. Hãy quan sát và thấu hiểu tính cách của con, từ đó áp dụng những cách thức phù hợp với trẻ nhỏ mẹ nhé!

Xem thêm: Hãy làm bạn với con - Lời chia sẻ từ mẹ

 

Previous
Previous

Vitamin Pigeon Nhật Bản cho mẹ bầu có công dụng gì?

Next
Next

Hãy làm bạn với con - Lời chia sẻ từ mẹ