HAJIMARIMOM.com

View Original

Cháo ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm từ khoảng 5~6 tháng tuổi, ở Nhật Bản, các bà mẹ thường cho trẻ bắt đầu làm quen với các món cháo đơn giản. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ món cháo kiểu Nhật rất được yêu thích. Hãy cùng xem cách làm, cách bảo quản và độ tuổi thích hợp của từng món ăn mẹ nhé!

Khi nào mẹ có thể cho bé ăn cơm trong giai đoạn ăn dặm?

Bạn có thể cho trẻ ăn cơm với thức ăn dặm từ khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm vào khoảng 5 đến 6 tháng sau khi sinh. Ngoài độ tuổi, nếu trẻ có những biểu hiện sau đây, thì con đã sẵn sàng cho một bữa ăn dặm.

・Cổ bắt đầu cứng và có thể giữ vững đầu

・Bắt đầu có những thói quen sinh hoạt đơn giản
・Thời gian bú sữa ổn định
・Dù uống sữa nhưng bé vẫn chưa no

・Có hứng thú với các món ăn của người lớn

See this content in the original post

Tỷ lệ cháo theo từng độ tuổi

Có bốn giai đoạn ăn dặm: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa, giai đoạn cuối và giai đoạn hoàn thiện. Vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu cách nấu ứng với từng thời kỳ thích hợp.

Dưới đây chỉ là những hướng dẫn tham khảo. Có sự khác biệt tùy theo tốc độ phát triển của bé, vì vậy hãy cân nhắc và điều chỉnh phù hợp. 

Giai đoạn đầu (5-6 tháng tuổi)

Trong giai đoạn này,hãy bắt đầu với cách nấu cháo với 10 phần nước : 1 phần gạo. Cháo nấu theo tỷ lệ này cần được xay bằng rây lọc, sau đó trộn cùng nước vo gạo hoặc nước sôi,tạo thành dạng đặc sệt như sữa chua. Với món cháo này, trẻ sẽ dễ dàng làm quen từng bước.

Giai đoạn giữa (7-8 tháng tuổi)

Trong bữa ăn dặm, cháo được nấu với 7 phần nước :1 phần gạo. Thay vì giảm đột ngột lượng nước từ 10 xuống 7, mẹ có thể giảm dần xuống 9 và 8 trong khi theo dõi tình trạng của bé. 

Giai đoạn sau (9-11 tháng tuổi)

Lúc này,bé sẽ có thể ăn cháo nấu với 5 phần nước : 1 phần gạo. Trong 3 tháng giai đoạn sau ăn dặm,sẽ giảm dần hàm lượng nước trong cháo ứng với sự thích ứng của trẻ.

Giai đoạn hoàn thiện (1-1 tuổi rưỡi)

Công thức thích hợp trong giai đoạn này chính là nấu cháo với 3 đến 2 nước : 1 phần gạo. Cách nấu này rất gần với cách nấu cơm hằng ngày của người lớn. Nếu trẻ có thể nhai và ăn món cháo này, con có thể bắt đầu thử ăn cơm bình thường như người lớn.

Cách nấu cháo

■ Nấu cháo bằng nồi

1.Vo gạo khoảng 3 lần
2.Vắt nước bằng rây lọc, thêmlượng nước thích hợp tùy theo giai đoạn ăn của bé và ngâm trong 30 phút.

3.Sau đó,đậy nắp và đun lửa lớn, khi sôi thì giảm lửa nhỏ, nấu khoảng 20 đến 30 phút.
4.Tắt bếp và tiếp tục đậy nắp trong 10 phút.

Nếu nước gần cạn mẹ có thể thêm nước. Sau đó,nấu cháo với ít nước trên lửa cực nhỏ.

Cháo ăn dặm cho bé có bảo quản đông lạnh được không? 

Mỗi lần nấu cháo cho bé ăn dặm rất mất thời gian. Nhiều mẹ nấu cháo nhiều ngày liền và trữ đông. Hãy cùng xem cách làm đông và rã đông cháo nhé.

Trữ đông bằng khay đá

Nếu bạn muốn đông lạnh cháo và để vài ngày, mẹ nên dùng khay đá sau khi nấu. Bằng cách sử dụng khay đá có nắp, sẽ giúp cho món ăn được đảm bảo vệ sinh hơn. Khi cháo đông lại, lấy cháo ra khỏi khay đá và cho vào túi trữ đông để bảo quản.

Bảo quản bằng tủ kéo trong ngăn đông

Khi sử dụng tủ kéo,mẹ hãy đổ cháo càng phẳng càng tốt. Đặt một đường ngăn bằng đũa sẽ giúp mẹ có thể lấy ra dùng dễ dàng.

Cách rã đông cháo

Trước khi sử dụng, nên rã đông và hâm nóng cháo đã làm sẵn. Mẹ có thể cho vào hộp chịu nhiệt và hâm nóng trong lò vi sóng.Điều quan trọng là phải nấu chín kỹ, nhưng nếu bạn đun quá lửa, hương vị sẽ bị mất đi hoặc cháo sẽ đặc sệt. Vì vậy hãy rã đông và điều chỉnh thời gian đun nóng phù hợp.

Cháo ăn dặm là nguồn cung cấp năng lượng cho bé

Thức ăn trẻ em có thể khó làm quen hơn một chút, vì nó có thể mất nhiều thời gian để nấu hơn so với bữa ăn của người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các dụng cụ nấu ăn tiện lợi và hiểu rõ các bước, mẹ sẽ có thể làm được nó trong một thời gian ngắn. Do đó, hãy thử nhiều cách khác nhau. Khi bé lớn hơn và sự đa dạng của các thành phần mà bé có thể ăn được tăng lên, mẹ sẽ không còn phải dành thêm thời gian nấu bữa ăn riêng cho bé nữa. Những bước đầu sẽ có khó khăn, nhưng chẳng phải thật tuyệt khi con có thể ăn ngon những món mẹ nấu hay sao? Hãy kiên nhẫn và đừng bỏ cuộc mẹ nhé!

Xem thêm: Mẹ cần lưu ý điều gì khi chọn đồ chơi cho con?