Cuộc sống vùng cao - Nhà sàn vùng cao ở Tây Bắc

Cuộc sống xã hội càng ngày càng hiện đại, con người cũng càng phát triển đi lên. Cuộc sống theo đó cũng được nâng cao hơn. Một trong số đó là tổ ấm gia đình, là ngôi nhà to lớn hơn, kiên cố hơn.

Ngày xưa ngôi nhà nhiều khi chỉ xây tạm bợ, mái lợp bờ rô đủ để che mưa che nắng cho cả gia đình trong những ngày mưa bão. Nhưng hiện nay do đời sống đã được nâng cao. Ngoài việc ăn no, mặc ấm, mọi người còn có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. Chính vì vậy những ngôi nhà cao tầng, kiên cố với nhiều loại kiến trúc khác nhau đã xuất hiện.

Trong lúc cuộc sống hối hả với rất nhiều ngôi nhà khang trang đua nhau mọc lên thì ở một số vùng cao vẫn giữ được những nét riêng về văn hóa, bản sắc dân tộc. Trong đó có Ngôi Nhà Sàn vẫn giữ được những nét kiến trúc riêng, có nhiều điểm khác nhau so với nhà của người miền xuôi.

Hôm nay Hajimari Mom sẽ giới thiệu đến các bạn đôi nét về ngôi nhà sàn và những hoạt động hàng ngày diễn ra ở đấy. Các bạn hãy cùng Hajimari Mom tìm hiểu thêm về cuộc sống nơi vùng cao này nhé !!!

 

1. Kiến trúc đặc trưng

Nhà sàn được làm với vật liệu chính là gỗ, tre, cây song, mây, mái nhà được làm bằng tranh. Đây là những vật liệu có sẵn trong rừng nơi đồng bào dân tộc vùng cao sinh sống.

Nhà sẽ có 5 - 7 gian, sàn cao khoảng 1,3 - 2,4m. Các cột nhà sẽ được đóng chắc chắn trên mặt đất.

Nhà có 2 cửa đối xứng, không gian chia làm nhiều phần. Nhà có 2 cầu thang một cho đàn ông ( 7 bậc ), một cho phụ nữ ( 9 bậc ).

Phần nhà trên sẽ dùng để gia đình sinh sống. Phía dưới sàn thường được tận dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tùy thuộc vào vị trí xã hội, điều kiện kinh tế mà nhà sàn to, nhỏ sẽ khác nhau.

 2. Nguyên nhân sâu xa

Ngày xưa trên các vùng núi cao, khi mà con người chưa xuất hiện nhiều. Thì đây là nơi tập chung nhiều động vật hoang dã như: Hổ, báo, sói, rắn, rết... Rất nhiều nên những người dân sinh sống tại đây đã suy nghĩ ra cách làm nhà cao lên để tránh những côn trùng và các động vật nguy hiểm.

Ngoài ra cuộc sống trong rừng thường hay mưa lũ, kéo theo thời tiết khi nào cũng có cảm giác ẩm ướt làm nhanh hư hại, ẩm mốc các hoa mầu vừa thu hoạch của bà con.

Chính vì những điều đó nên đã hình thành nên một kiến trúc độc đáo còn được tồn tại đến tận ngày nay. 

 3. Những vật dụng bên trong nhà sàn.

Trước đây khi còn nhiều khó khăn thì trong nhà của đồng bào vùng cao hầu như không có gì nhiều ngoài chiếc đèn dầu, bếp củi, giường tre và 1 số dụng cụ làm nương rẫy.

Nhưng hiện tại cuộc sống của người dân ở đây đã có 1 số thay đổi tích cực. Nhà nước đã kéo điện tới các bản, làng vùng sâu. Mọi người cũng đã có thể dùng nước máy. Từ đó đời sống bà con đã có nhiều điều tốt lên.

 Hầu như mọi nhà đã có tivi, điện thoại, xe máy... Tuy được nhà nước quan tâm, giúp đỡ nhiều nhưng vẫn còn muôn vàn khó khăn trong cuộc sống.

 4. Các thế hệ sống chung với nhau

Với xã hội hiện đại ngày nay tại các thành phố lớn thì hầu như việc sống chung giữa các thế hệ đang dần trở nên ít đi. Cha mẹ, ông bà, con cái sau khi lớn lên thì hầu như sẽ dọn ra sống riêng.  

Tuy nhiên, ở vùng cao đặc biệt là trong những ngôi nhà sàn thì mọi người vẫn sống chung với nhau suốt 3,4 thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái quây quần sum họp bên nhau. Mặc dù cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng không khi nào trong ngôi nhà ngớt đi tiếng cười của các em nhỏ, những câu chuyện của các mẹ, các chị, những âm thanh làm việc của ba...

 5. Cuộc sống sinh hoạt

Khoảng 4 – 5h sáng là các mẹ các chị đã thức dậy chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bữa sáng nhiều khi chỉ là gạo nếp nấu, cơm rang với ít rau rừng, bánh ngô... Nhưng đó là sự quây quần, ấm áp của các thành viên.

Khoảng 7h thì những người đàn ông trong gia đình đi lên nương làm rẫy. Các bạn nhỏ chuẩn bị cặp sách đến trường còn các mẹ các bà thì đi hái rau, bắt cua, mò ốc, dệt vải...

Đến trưa cả gia đình lại quay về nhà. Hàn huyên nói chuyện, quây quần bên mâm cơm đạm bạc buổi trưa. Xong xuôi mọi người lại tất bật đi làm những công việc của bản thân.

Đến tối là thời gian mọi người nghỉ ngơi ngồi xem tivi. Đặc biệt là chương trình thời sự của đài phát thanh truyền hình quốc gia để nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Thêm nữa là chương trình dự báo thời tiết, để có thể chuẩn bị cho những ngày hôm sau.

Mỗi lần vào mùa rét, gió lùa vào từng khe cửa, lạnh đến thấu xương nhưng trong đình các thành viên luôn vui vể với nụ cười trên môi nên dường như các lạnh cái đói cũng bị xua tan chỉ còn lại sự ấm áp mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau. ( Q.V. L chia sẻ )

 

Hiện tại số nhà sàn trên vùng cao có sự giảm đi nhiều do thời tiết giá lạnh, mọi người có khuynh hướng đổi nhà sàn thành nhà gạch, xi măng...Tuy nhiên vẫn còn nhiều gia đình chưa đủ điều kiện để thay đổi nên vẫn còn sinh sống trong các nhà sàn, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu vùng xa. Nhưng đây cũng là nét kiến trúc đặc trưng riêng của những người dân tại vùng cao. Hajimari Mom mong rằng đời sống của những người dân tại đây có thể nhanh chóng được nâng cao nhưng vẫn sẽ giữ được những nét đẹp mà ông cha ta đã để lại như những ngôi nhà sàn với kiến trúc thật độc đáo và thú vị !!!

Xem thêm : Món ngon dễ làm – Phần 1 – Trứng chiên phomai, xúc xích

Previous
Previous

From Japanese Mom - Phần 28 - Giảm phù nề ! Xua tan mệt mỏi ! Những lợi ích của việc ngâm chân bằng nước ấm

Next
Next

Món ngon dễ làm – Phần 1 – Trứng chiên phomai, xúc xích