HAJIMARIMOM.com

View Original

Cuộc sống vùng cao – Chợ vùng cao Mộc Châu

See this content in the original post

Cuộc sống hiện nay đã có rất nhiều thay đổi so với ngày xưa ở nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống. Trong đó có việc đi mua sắm của người dân. Và có lẽ trẻ em ngày nay không còn cảm nhận được những nét văn hóa đặc trưng đi chợ của những thế hệ trước, mà chỉ có thể cảm nhận qua các vần thơ.

Mấy ông lão khiêng vào lồng lợn giống

Mấy bà già quẩy đến gánh bèo non

Mụ bán cá đặt cá ngồi chửi đổng

Chị hàng rau mất chỗ chạy lon ton

....

Chỉ mấy câu thơ thôi nhưng cũng đã lột tả được cái không khí đặc trưng của chợ ngày ấy. Còn hiện nay cuộc sống hối hả nên mọi người thường chọn đi siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi để mua đồ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên ở các vùng quê đặc biệt là các vùng cao, bà con nơi đây vẫn lựa chọn chợ là nơi giao lưu, trao đổi các loại hàng hóa, tụ họp lại với nhau để nói, chia sẻ những câu chuyện buồn, vui trong cuộc sống.

Vậy chợ vùng cao có gì khác với các khu chợ tại các vùng quê. Các bạn hãy cùng Hajimari Mom tìm hiểu thông qua 1 khu chợ ở huyện Mộc Châu – Sơn La nhé !!!

Những loài hoa nở trên đường đến chợ

 1. Thời gian họp chợ

Nếu ở thành phố thì các cửa hàng hay các siêu thị hầu như đều mở cửa từ 8h sáng cho đến khoảng 9,10h đêm. Nhưng ở vùng cao thì khác. Thường chợ được mọc lên ở các bãi đất trống, rộng, xung quanh không có nhiều nhà dân sinh sống nên hễ mặt trời xuống núi là sẽ tối đen như mực, và người đồng bào vùng cao thường ăn cơm và đi ngủ sớm nên việc đi chợ hầu hết là vào buổi sáng. Vì vậy các khu chợ ở nơi đây thường họp từ 5h sáng đến khoảng 11h trưa là tan. Còn những người buôn bán sẽ đi sớm hơn để chuẩn bị, thường là khoảng 3,4h sáng ( Anh Q.V.L chia sẻ ).

Thêm nữa tùy thuộc vào mùa mà chợ sẽ được họp sớm hoặc trễ hơn. Như là hiện nay đã chuẩn bị kết thúc mùa thu chuyển sang đông nên không khí lạnh ùa vào, gió mùa... Nên sẽ tối nhanh hơn và sáng sẽ muộn hơn, do vậy thời gian họp chợ cũng sẽ muộn đi đôi phần.

 2. Các hoạt động diễn ra tại chợ vùng cao

Chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên mang đi trao đổi với người khác để lấy 1 loại hàng hóa nào đó. Đó là mục đích của việc chợ được sinh ra. Và chợ vùng cao cũng không nằm ngoài những điều đó. Ở các khu chợ vùng cao việc buôn bán cúng diễn ra vô cùng nhộn nhịp với những người mua, người bán tấp lập. Những người bán thì bày đủ các loại mặt hàng ra chào mời đon đả khuôn mặt luôn rạng rỡ. Còn những người mua cũng lựa chọn hàng hóa 1 cách vui vẻ. Ở nơi đây người mua hàng thường là người phụ nữ đồng bào, vì công việc nhà, nội chợ chủ yếu vẫn do người phụ nữ đảm nhận.

Ngoài các hoạt động mua bán thì nơi đây cũng là nơi để các nam nữ hẹn hò với nhau. Thường những nam thanh nữ tú, tuổi tầm đôi mươi, có cảm tình với nhau họ hẹn nhau ra chợ để vừa có thể hàn huyên, tâm sự, vừa có thể mời nhau những món ăn đặc trưng của các gia đình người đồng bào nơi đây. Tuy món ăn vô cùng đơn giản, nhưng thắm đượm những tình cảm chân thành trao nhau của những cặp đôi ở vùng cao.

Đây cũng là nơi các chú các bác tập chung lại bên những vò rượu những món ăn lai rai để bàn chuyện làm ăn, chăm lo cho gia đình. Thời tiết vừa se lạnh vừa cùng nhau nhâm nhi ly rượu ấm nồng, đó cũng là 1 đặc trưng của khu chợ vùng cao Mộc Châu.

Tất cả những hình ảnh, hoạt động trên cộng thêm sương mờ của buổi sớm mai mờ ảo và màu sắc sặc sỡ của những bộ trang phục nhiều màu sắc của các chị các mẹ, tạo nên 1 bức tranh vô cùng đẹp mà người miền xuôi hoặc thành phố khó có thể bắt gặp được. 

 3. Các mặt hàng được bày bán tại chợ

Khác với những nơi khác với đặc biệt là thành phố nơi có nhiều mặt hàng phong phú đa dạng thì chợ vùng cao Mộc Châu lại có chút khác biệt do có địa hình đi lại khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa còn nhiều chông gai nên hầu như bà con nơi đây đều tự cung tự cấp, với những mặt hàng tự mình nuôi, trồng được.

1 sản phẩm không thể thiếu được ở nơi đây chính là quần áo, váy thổ cẩm do chính bà con đồng bào dệt ra từ những sợi bông thô, sợi lanh kết hợp với màu tự nhiên tạo ra những bộ váy áo sặc sỡ sắc màu với các hoa văn là các hình chim thú, hoa lá được dệt tỉ mỉ trong từng ô vuông nhỏ, cân đối. Ngoài áo và váy ra thì còn có thêm khăn quàng cổ, túi đeo, chăn gối... Tât cả đều được may 1 cách tỉ mỉ và tinh tế.

Tiếp theo đó là các mặt hàng nông sản bao gồm gạo nương, thị gác bếp, măng rừng, các loại quả theo mùa... Đều được bà con trồng hoặc đi hái nượm 1 cách tự nhiên, không sử dụng thuốc và chất bảo quản nên hương vị mang đậm của núi rừng Tây Bắc. Những loại hàng hóa đó đều được bà con nuôi trồng được nên giá cả so với thành phố thì còn rất là rẻ. Ngoài ra những loại rau, thịt hàng ngày cũng được bà con bày bán phong phú.

Chợ gia súc gia cầm. Ở đây được bán các loại gia súc như: Trâu, bò để phục vụ trong việc cày cấy. Các gia cầm như: Gà, lợn, chó, mèo... Để tăng gia săn xuất và giữ nhà khi mọi người ra ngoài đi làm nương rẫy.

Nơi tập trung bò để mọi người mua bán, trao đổi với nhau

4. Những món ăn đặc trưng không thể thiếu

Nói đến các món ăn đặc trưng tại vùng cao Tây Bắc chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua món Thắng Cố, một món ẩm thực vùng cao được khá nhiều người ưa chuộng. Món ăn này được chế biến từ nội tạng của ngựa, gia vị kèm theo là thảo quả, địa liền cùng với hạt dổi, củ sả, quế chi... Sau khi tẩm ướp xong thì đem đi sào, rồi chế nước hầm nhừ trong chảo lớn.

Thêm 1 món ăn đặc trưng nữa đó là Mèn Mén. Mèn mén được làm từ ngô xay, là món ăn thường ngày của người đồng bào dân tộc Mông. Sau khi thu hoạch ngô về, thì sẽ chọn ra những bắp to nhất, hạt mẩy nhất, đem tách hạt và xay nhuyễn thành bột. Rồi sau đó cho vào chõ đồ lên 2 lần là hoàn thành xong để ăn. Đây là 1 món ăn mà đối với người miền xuôi thì có lẽ là 1 món ăn không được ngon cho mấy, nhưng đối với người vùng cao thì đây là món ăn được truyền từ thời ông cha, đã cứu đói nhiều người nên đến tận giờ Mèn Mén vẫn là 1 món ăn truyền thống của người đồng bào nơi đây.

Ngoài ra còn rất nhiều món ăn đặc trưng khác như Cơm lam, Xôi nếp, Cá nướng, Cốm, Bánh trưng đen... Thêm nữa là món Rượu cần. Được những người dân sống nơi đây tự chế biến từ những công thức thời ông cha truyền lại. Tạo nên 1 nên ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng nhưng vẫn giữ được những nết đặc trưng và truyền thống không lẫn vào đâu được so với các nơi khác.

2 món ăn đặc trưng của người đồng bào miền núi phía Bắc

Vậy là Hajimari Mom đã giới thiệu 1 phần đặc trưng của Mộc Châu thông qua khu chợ nơi đây. Tuy còn nhiều đơn sơ nhưng lại vô cùng ấm áp và tươi đẹp. Mong rằng nơi đây mãi mang lại nhiều màu sắc cho cuộc sống này. Và nếu có cơ hội tham quan du lịch Mộc Châu, các bạn đừng quên ghé qua tham quan khu chợ vùng cao để cảm nhận được nét đẹp nơi đây và mua về cho người thân những món quà giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa nhé !!!

Xem thêm : From Japanese Mom - Phần 32 - Bạn có đang cảm thấy dạo này mình khó giảm cân hơn không ?