Khi nào bắt đầu nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ?

Thức ăn dặm là những món đầu tiên bé ăn. Có thể bạn sẽ thấy hơi băn khoăn không biết liệu “có phải mình đã nêm không ngon hay chăng?” vì thấy bé không mấy hứng thú với thức ăn. Trong bài viết này, HajimariMom xin giới thiệu thời điểm bắt đầu nêm gia vị cho thức ăn dặm theo độ tuổi của bé và một số điểm cần lưu ý khi nêm gia vị để phù hợp với khẩu vị của các bé nhỏ nhé.

Khi nào chúng ta bắt đầu nêm thức ăn cho trẻ?

Về cơ bản, thức ăn dặm không cần nêm gia vị. Đặc biệt trong những ngày đầu ăn dặm, việc để bé tự nếm hương vị nguyên bản của thức ăn quan trọng hơn là nêm gia vị. Không nên nêm quá nhiều gia vị khiến thức ăn có vị quá đậm đà sẽ gây hại cho bé.

Vậy khi nào bạn nên bắt đầu nêm gia vị? Việc nêm nếm gia vị cho thức ăn của trẻ được khuyến khích từ giữa giai đoạn tập ăn dặm. Tuy nhiên, có lượng nhất định của từng loại gia vị được nêm. Vì người lớn và trẻ sơ sinh hoàn toàn khác nhau, nên điều quan trọng là phải biết loại gia vị nào có thể được sử dụng từ khi nào, loại gia vị nào được ưu tiên và lượng gia vị thích hợp với từng độ tuổi của bé

Lưu ý về gia vị

Vị giác và khẩu vị được hình thành trong thời kỳ sơ sinh sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống trong tương lai. Giải thích cho việc tại sao người ta cho rằng thức ăn dặm nên được nêm gia vị nhẹ là do nếu khi còn nhỏ các bé đã quen với các hương vị đậm đà thì khi lớn lên các bé sẽ có xu hướng thích các món ăn đậm vị. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có gan chưa trưởng thành, vì vậy việc cho trẻ ăn những thức ăn dặm đậm vị có thể khiến gan hoạt động quá sức. Vì vậy, khi nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ, hãy nêm nhạt và vừa đủ hương vị.

Ngoài gánh nặng cho gan, lượng đường hấp thụ từ các món ăn đậm đà cũng có thể gây khô da. Ăn quá nhiều thức ăn ngọt trong thời kỳ sơ sinh sẽ khiến làn da ẩm mướt tự nhiên của bé bị mất đi, dẫn đến khô da. Đây cũng là lý do khi thời tiết hanh khô thì có nhiều trẻ sơ sinh bị chàm sữa hơn. Ngoài ra, hiện tượng “ngứa ngáy” do khô da cũng dễ dẫn đến tình trạng quấy khóc giữa đêm. Vì vậy bạn nên nêm gia vị nhạt cho thức ăn của bé.

Giai đoạn đầu ăn dặm (5 - 6 tháng tuổi)

Trong giai đoạn đầu ăn dặm, bạn không được dùng gia vị. Cho trẻ làm quen với mùi vị của các nguyên liệu mà không cần nêm gia vị. Giai đoạn đầu ăn dặm là thời điểm quan trọng để kiểm tra mức độ tương thích của các loại thực phẩm với cơ thể, đồng thời tăng số lượng thực phẩm có thể ăn từ giữa giai đoạn ăn dặm. Bản thân việc trải nghiệm hương vị của thức ăn mới quan trọng hơn hương vị, đặc biệt nếu bố hoặc mẹ cũng bị dị ứng một số thực phẩm nhất định thì càng nên thận trong việc chọn những nguyên liệu mới để nấu ăn cho trẻ.

Giai đoạn ăn dặm (7-8 tháng tuổi)

So với giai đoạn đầu ăn dặm, chủng loại gia vị sẽ tăng lên đáng kể trong nửa sau của giai đoạn, và bé sẽ có thể thử nhiều món ăn và phương pháp nấu ăn khác nhau. Tuy nhiên, vì mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau nên bạn hãy tránh sử dụng gia vị nhiều nhất có thể, vì gia vị có thể tạo gánh nặng cho đường tiêu hoá của bé. Nếu bạn có sử dụng gia vị, hãy lưu ý chỉ sử dụng một lượng nhỏ và và không quá mặn.

Gia vị dùng cho giai đoạn giữa tuổi ăn dặm:

  • Muối: tối đa 0,1g mỗi khẩu phần (dùng càng ít càng tốt)

  • Đường: không quá 2 đến 2,5g mỗi khẩu phần

  • Bơ/Dầu: không quá 2 - 2,5 gam mỗi khẩu phần (cố gắng sử dụng ít hơn nếu có thể)

Giai đoạn nửa sau thời kỳ ăn dặm (9-11 tháng tuổi)

Trong nửa sau của giai đoạn ăn dặm, bạn có thể sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau như dầu để tạo hương vị, nhưng nên chọn dầu thực vật vì mỡ động vật sẽ khó hấp thu, đồng thời nên tránh thức ăn chiên rán vì chúng sử dụng khá nhiều dầu. Ngoài ra, hầu hết các loại thực phẩm đều chứa một lượng nhỏ muối, vì vậy việc nêm muối về cơ bản là không cần thiết. Cuối cùng, không nên dùng nhiều loại gia vị cho một món ăn mà chỉ dùng một loại.

Gia vị có thể được sử dụng gồm:

  • Muối: 0,1 đến 0,3g mỗi khẩu phần

  • Đường: Lên đến 3g mỗi khẩu phần

  • Bơ và dầu: tối đa 3g mỗi khẩu phần

  • Nước tương: tối đa 2g mỗi khẩu phần

Giai đoạn sau ăn dặm (1 tuổi đến 1 tuổi 5 tháng)

Cung cấp 80% dinh dưỡng từ thức ăn dặm cho bé là lựa chọn tốt nhất trong thời kỳ này, vì bé không thể ăn một lúc quá nhiều thức ăn nên ngoài ba bữa ăn chính, bạn cần có thêm bữa phụ được chia thành hai lần trong một ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Bánh quy và các món ăn nhẹ khác sẽ rất tiện cho việc ăn dặm. Về mặt hương cị thì không nên cho trẻ ăn bữa phụ bằng các loại trái cây, khoai lang mà nên cho bé uống sữa.

Mayonnaise cũng được làm chủ yếu từ dầu, lòng đỏ trứng sống và giấm. Bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều dầu hoặc thức ăn sống trong giai đoạn ăn dặm, vì vậy nếu có thể tự làm sốt mayonnaise hãy cố gắng sử dụng một lượng rất nhỏ hoặc giảm lượng dầu và muối.

Gia vị có thể thêm vào thức ăn:

  • Muối: 0,4 đến 0,6g mỗi khẩu phần

  • Đường: Lên đến 4g mỗi khẩu phần

  • Bơ/Dầu: lên đến 4g mỗi khẩu phần

  • Nước tương: tối đa 4g mỗi khẩu phần

Trên đây chỉ là một số cách nêm nếm thức ăn cho bé. Trong suốt thời kỳ ăn dặm, con trẻ sẽ trải nghiệm đồng thời cũng được học về những mùi vị và kết cấu khác nhau. Điều quan trọng là phải điều chỉnh khẩu vị món ăn tuỳ theo sự phát triển của trẻ, chú ý khi nào có thể nêm gia vị và dùng bao nhiêu là đủ. Hãy tham khảo bài viết này để tăng thêm sự đa dạng cho thực đơn của bé, mẹ nhé!


Xem thêm: Tăng cân sau sinh - Lời chia sẻ từ mẹ

Previous
Previous

Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi - Lần đầu làm mẹ và những điều mẹ cần biết

Next
Next

Tăng cân sau sinh - Lời chia sẻ từ mẹ