Khi nào mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua? Một số công thức dễ ăn dành cho bé
Sữa chua có tác dụng giảm táo bón và bổ sung canxi. Vì là dạng bột nhão mịn, nhiều bà mẹ sẽ cho trẻ ăn nếu con đã quen với việc bú sữa và dùng các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý về thời điểm và lượng sữa chua bạn cho trẻ ăn. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu về thời gian được khuyến nghị cho trẻ bắt đầu ăn dùng sữa chua trong giai đoạn ăn dặm và một số công thức đơn giản.
Khi nào mẹ mới nên cho trẻ dùng sữa chua?
Trẻ có thể ăn sữa chua từ giai đoạn ăn dặm (khoảng 7 đến 8 tháng tuổi). Sữa chua là thực phẩm lên men rất giàu protein và canxi, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt. Bên cạnh đó, với tính chất là một dạng bột nhão, rất dễ dàng cho trẻ ăn trong những giai đoạn đầu khi con mới làm quen với các buổi ăn dặm. Sữa chua cũng kết hợp dễ dàng với nhiều nguyên liệu như trộn với rau, trái cây, dùng làm nước sốt hoặc kem.
Lượng sữa chua thích hợp theo từng độ tuổi:
Nếu sữa chua là loại protein duy nhất trẻ tiêu thụ trong mỗi bữa ăn,
Giai đoạn ăn dặm giữa(7~8 tháng tuổi) :50~70g
Giai đoạn ăn dặm cuối(9~11 tháng tuổi) :80g
Giai đoạn ăn dặm hoàn thiện(1~1 tuổi 6 tháng) :100g
Trên đây là những thông tin tham khảo.Nếu thực đơn của bé kết hợp thêm các loại protein khác trong một bữa ăn thì mẹ hãy xem xét và điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua cùng với thức ăn dặm
Khi cho trẻ ăn sữa chua trong giai đoạn trẻ ăn dặm, mẹ hãy dùng sữa chua không đường hoặc sữa chua chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ.
Sữa chua có đường hoặc trái cây có nhiều đường có nguy cơ gây dị ứng như gelatin, hay các thành phần gây khó tiêu nên mẹ cần lưu ý không cho trẻ sử dụng. Với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, mật ong là thành phần gây nguy hại đến trẻ vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện. Do đó, mẹ nên kiểm tra kỹ nguyên liệu kèm theo trong sữa chua.
Đối với một số trẻ, con có thể cảm thấy sữa chua nguyên chất chua và không ăn được. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên bổ sung vị ngọt tự nhiên bằng chuối nghiền hoặc táo nấu chín.
Cần lưu ý không cho trẻ sử dụng ngay khi vừa mới lấy sữa chua từ tủ lạnh. Đường tiêu hóa của bé chưa phát triển, do đó mẹ nên để sữa chua ở nhiệt độ phòng trước khi cho bé ăn mẹ nhé.
Công thức sữa chua cho bé ăn dặm
■ Sữa chua chuối (Giai đoạn ăn dặm giữa)
Sữa chua nguyên chất có thể có độ chua quá nhiều so với vị giác của trẻ. Vị ngọt tự nhiên của chuối sẽ giúp cân bằng điều này.
<Nguyên liệu>
Chuối: 40g
Sữa chua nguyên chất:40g
<Cách làm>
1.Cắt chuối thành từng lát mỏng.
2.Trộn đều chuối và sữa chua.
■ Salad khoai tây sữa chua (Giai đoạn ăn dặm cuối)
Đối với những bé không thích rau thì mẹ có thể cho thêm một chút sữa chua vào sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ.
<Nguyên liệu>
Khoai tây:40g
Bông cải xanh:10g
Cà rốt:10g
Sữa chua nguyên chất:20g
<Cách làm>
1.Cắt cà rốt và khoai tây thành những khối vuông khoảng 5 mm, đun trong lò vi sóng khoảng 3 phút rồi nghiền nát.
2.Luộc bông cải xanh và cắt thành từng miếng nhỏ.
3.Trộn hỗn hợp 1 - 2 cùng sữa chua.
■ Bánh chuối sữa chua (Giai đoạn ăn dặm hoàn thiện)
Mẹ có thể dễ dàng chế biến ra những chiếc bánh dẻo ăn dặm dành cho bé chỉ với những nguyên liệu đơn giản cùng sữa chua.
<Nguyên liệu>
Chuối: 1 trái
Bột mì:50g
Bột nở:5g
Sữa chua nguyên chất:15g
<Cách làm>
1.Nghiền chuối. Thêm bột mì, bột nở và sữa chua vào trộn đều.
2.Cho dầu vào chảo và nướng. Khi bánh khô lại, lật mặt bánh và nướng cho đến khi chín vàng.
Cùng làm món ăn ngon cho bé với sữa chua mẹ nhé
Sữa chua có thể dễ dàng chuẩn bị và có thể được chế biến theo nhiều công thức khác nhau, là một nguyên liệu tuyệt vời cho các bà mẹ bận rộn. Không chỉ dễ ăn, mà có thể kết hợp cùng rau, trái cây, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho bé. Không chỉ dành cho bé, sữa chua cũng là một món ăn rất có lợi dành cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cả nhà hãy cùng con bổ sung món ăn này trong các bữa ăn nhé!
Xem thêm: 【YOU are the best MOM】phần 28 - Hãy nhận lỗi khi làm sai - bài học quý báu dành cho con