Mẹ có nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ?

Hiện nay, khi đi ra ngoài, việc sử dụng kem chống nắng là một điều không thể thiếu với hầu hết chị em phụ nữ để bảo vệ làn da dưới ánh năng gay gắt, đặc biệt vào những mùa hè oi bức. Cũng chính vì thế, nhiều mẹ thắc mắc rằng có nên sử dụng kem chống nắng cho bé từ khi còn nhỏ? Hôm nay, mẹ hãy cùng Hajimari Mom .com Việt Nam giải đáp thắc mắc này nhé!

Vì sao trẻ nhỏ cần được chống nắng kỹ lưỡng?

Trong những tháng đầu đời, da bé thường nhạy cảm và có ít sắc tố Melanin hơn so với người lớn. Do đó, da của trẻ nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng bởi bức xạ từ mặt trời. Nếu bé bị phơi nắng trong thời gian dài, con sẽ dễ bị bỏng nắng và có nguy cơ cao bị ung thư da khi lớn lên. Chính vì vậy, sử dụng các biện pháp chống nắng dành cho trẻ nhỏ là điều vô cùng quan trọng khi chăm sóc bé.

Thời điểm thích hợp sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ

Mặc dù kem chống nắng là sản phẩm hỗ trợ “tuyệt vời”, là một lớp màng bảo vệ làn da khỏi những yếu tố gây hại từ ánh nắng và môi trường bên ngoài. Nhưng theo ý kiến từ “The FDA and the American Academy of Pediatrics (AAP)” (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ), mẹ không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì các thành phần có trong kem chống nắng có thể khiến bé bị dị ứng, phát ban trên da.

Cách chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

-          Quần áo chống nắng: Sử dụng các loại quần áo tay dài, quần dài, có độ che phủ cao

sẽ giúp giảm tác động từ ánh nắng lên làn da nhạy cảm của bé. Đây cũng là một trong những phương pháp cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng hằng ngày. Kết hợp che chắn cùng nón rộng vành, kính mát, cũng sẽ bảo vệ toàn diện làn da bé.

-          Sử dụng xe đẩy chống tia UV: Các dòng xe đẩy được sản xuất từ chất liệu chống tia UV sẽ tăng khả năng che chắn khi mẹ và bé dạo chơi bên ngoài. Bên cạnh đó, các dòng xe đẩy kết hợp màng che thoáng khí, sẽ giúp bé thoải mái hơn trong tiết trời oi bức. Giúp phòng ngừa tình trạng khó chịu, sốc nhiệt ở trẻ nhỏ.

-          Hạn chế ra ngoài vào khung giờ nắng gắt (khoảng từ 10am – 4pm)

-          Vui chơi cùng con trong khu vực bóng mát

-          Cung cấp đủ nước cho bé

Cách chống nắng cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, bên cạnh các phương pháp chống nắng như trên, mẹ đã có thể kết hợp sử dụng thêm kem chống nắng cho bé. Mẹ nên lựa chọn các dòng kem chống nắng có thành phần lành tính, chỉ số SPF từ 30 – 50 để có lớp màng bảo vệ tốt nhất.

Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng kem chống nắng cho bé

-          Đọc kỹ bảng thành phần: Có 3 dòng kem chống nắng phổ biến: vật lý, hóa học, vật lý lai hóa học. Đối với làn da mỏng manh của bé, mẹ nên lựa chọn dòng kem chống nắng vật lý chứa titanium dioxide và zinc oxide để hạn chế nguy cơ gây kích ứng da bé.

-          Áp dụng phương pháp “path testing”: Với bất kỳ dòng sản phẩm nào, mẹ cũng nên sử dụng thử trên một vùng da của bé để quan sát mức độ thích ứng của làn da. Từ đó, dễ dàng điều trị nếu bé kích ứng với một số thành phần trong kem chống nắng.

-          Tránh sử dụng khu vực da cực kỳ nhạy cảm như mắt, quanh khóe miệng: Khi đi nắng, mồ hôi bé có thể tiết ra một lượng lớn, việc sử dụng dày đặc lượng kem chống nắng quanh khu vực mắt sẽ khiến con bị cay, khó chịu vùng mắt. Vì vậy, mẹ cần lưu ý hạn chế sử dụng và dùng kem với một lượng vừa phải.

-          Thời gian thoa kem: Kem chống nắng cần một khoảng thời gian để thẩm thấu vào da. Mẹ cần thoa kem từ cho bé 15 ~ 30 phút trước khi ra đường. Bên cạnh đó, không có dòng kem chống nắng nào có thể che chắn làn da suốt cả một ngày dài. Vì vậy, việc thoa lại kem sau 2~4 tiếng là điều quan trọng để đảm bảo độ bảo vệ lâu dài.

Cho dù sử dụng kem chống nắng, mẹ cũng đừng quên vẫn phải che chắn bảo vệ bé kỹ càng trước khi ra đường mẹ nhé! Với các bé dưới 6 tháng tuổi, hãy hỏi thăm ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng kem chống nắng cho con.

Tham khảo thêm nguồn đọc tại đây: Bản Tiếng Anh - Cách chống nắng cho trẻ an toàn

Xem thêm: Khi nào mẹ nên tập cho bé uống bằng ly? Một số cách luyện tập dễ dàng

Previous
Previous

Chuyện con đi học sớm – Tâm sự của Mẹ

Next
Next

Khi nào mẹ nên tập cho bé uống bằng ly? Một số cách luyện tập dễ dàng