HAJIMARIMOM.com

View Original

Nổi loạn tuổi lên 8 - làm sao chia sẻ cùng con?

Nổi loạn tuổi lên 8 (Gang age) có nghĩa là gì? 

Thực tế, “Gang age” là một trong những quá trình trưởng thành của trẻ. Đây là một giai đoạn để con học về tính độc lập.Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu những đặc điểm của lứa tuổi này và cách mà các bậc cha mẹ có thể xử lý ổn thỏa với trẻ. 

Gang age thực tế là gì?

See this content in the original post

Đây là một trong những giai đoạn phát triển của trẻ được nhìn thấy từ khoảng 8-9 tuổi. Hay còn được gọi là “ thời kỳ băng nhóm” vì cảm giác đồng hành của trẻ em bắt đầu phát triển và con tạo thành một nhóm nhỏ khép kín với những người bạn cùng tuổi và giới tính. Người ta nói rằng đây là giai đoạn mà trẻ em mong muốn thoát ra khỏi sự phụ thuộc của mình với gia đình, thầy cô và thường lớn lên dưới ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa.

Trong đó, đôi lúc sẽ xuất hiện các hành vi nghịch ngợm xuất phát từ việc trẻ học theo các bạn cùng nhóm. Và nhiều cha mẹ lo lắng rằng con sẽ trở nên nổi loạn. Tuy nhiên, đó là vạch khởi đầu cho sự độc lập của trẻ. Vì vậy, hãy cố gắng tiếp nhận và chia sẻ cùng trẻ nhiều hơn. 

Đặc điểm của trẻ em trong giai đoạn này

Nếu trẻ bước vào giai đoạn này, sẽ có những biểu hiện như thế nào?

Kết bạn cùng giới và cùng tuổi

Từ mầm non đến các lớp đầu của trường tiểu học, trẻ có xu hướng chơi với nhiều bạn khác nhau, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Thế nhưng, trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu chơi với nhóm bạn cùng giới, cùng tuổi.

Ngoài ra, nhóm của trẻ có xu hướng khép kín với thế giới bên ngoài bằng cách xây dựng cảm giác đoàn kết như một nhóm, tạo ra các quy tắc và bí mật riêng tư mà không ai được biết.

Lảng tránh sự can thiệp của cha mẹ

Trẻ sẽ  không nói với cha mẹ về bạn bè, các sự kiện ở trường, ... hoặc tránh việc bị cha mẹ can thiệp bằng cách nói dối. Trẻ muốn làm việc, chơi đùa cùng nhóm bạn bè hơn cha mẹ và bị tác động, ảnh hướng lớn từ nhóm bạn. 

Hành vi nổi loạn với cha mẹ và giáo viên

Đặc điểm của trẻ lúc này là hay nói “Phiền phức quá!”. Hoặc luôn cãi lại khi bị phê bình và có thái độ chống đối. Đôi lúc, con sẽ dùng những từ ngữ không hay. Điều này có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ cảm thấy ngạc nhiên và lo lắng. 

Bắt nạt và bị bắt nạt

Bởi vì trẻ hình thành các nhóm cùng giới tính, độ tuổi của các nhóm có xu hướng khác nhau tùy thuộc vào giới tính.

Đối với các cô gái, các giá trị trong nhóm quan trọng hơn. Đôi khi nhóm sẽ nghỉ chơi cùng một người bạn mà cả nhóm không thích, và điều đó có thể dẫn đến hành vi bắt nạt. Có thể hiểu rằng, trẻ đều sẽ có khả năng trở thành người bị bắt nạt hoặc người đi bắt nạt. 

Trong trường hợp con trai, trẻ có xu hướng cảm thấy những điều xấu và những điều nguy hiểm là mới mẻ. Đôi khi các con có những hành động nguy hiểm thái quá vì "Không cảm thấy sợ hãi khi cả nhóm làm điều đó cùng nhau". Là người giám hộ, đôi khi cha mẹ sẽ cảm thấy không thoải mái, nhưng hãy bình tĩnh quan sát hành vi của trẻ để đảm bảo an toàn cho con nhé!

Cách đối xử với trẻ trong giai đoạn phát triển này là gì?

Trong khi hiểu được tâm tư của những đứa trẻ trong độ tuổi băng nhóm, chúng ta hãy cùng xem những lưu ý để hòa hợp với trẻ trong giai đoạn này.

Quan sát để nhận thấy sự thay đổi ở trẻ

Trong khi kết bạn có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ với bạn bè, việc thành lập mỗi nhóm có thể dẫn đến mất đi tình bạn đồng trang lứa và bị bắt nạt. Trong trường hợp này, vấn đề này có thể không được giải quyết bởi một mình trẻ mà cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Hãy nhận biết những thay đổi của trẻ ẩn sau những lời nói và hành vi nổi loạn, đồng thời hành động không muốn chia sẻ cùng ai khi gặp chuyện. Khi đó, thời gian tâm sự của trẻ cùng với gia đình sẽ giúp con giải quyết được những khó khăn trong lòng. 

Giữ tâm trạng bình tĩnh

Bạn có thể bực bội vì thái độ và cách nói nổi loạn của con bạn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hiểu rằng thái độ nổi loạn của trẻ trong giai đoạn này là một trong những giai đoạn trưởng thành và hãy bình tĩnh tiếp nhận nó. Trẻ con ở thời điểm này không thích sự can thiệp của người lớn, nhưng chính cha mẹ mới là người luôn đáng tin cậy. Kìm nén cảm xúc và cố gắng giao tiếp trực tiếp với trẻ sẽ là cách tốt nhất để trẻ hiểu được tình thương và sự quan tâm từ gia đình. 

Không phủ định trẻ, hãy lặng lẽ quan sát

Mẹ cũng cần tránh những phủ định, ngăn cấm khi trẻ kết bạn. Thay vào đó, hãy lặng lẽ quan sát. Tuy nhiên, năng lực phán đoán tốt và xấu của trẻ vẫn chưa chính xác hoàn toàn. Mẹ phải luôn để tâm và cho con những lời khuyên kịp thời.

Cùng con trưởng thành hơn qua từng giai đoạn của trẻ!

Trải qua mỗi một giai đoạn, con sẽ dần khôn lớn và có thêm nhiều kiến thức về cuộc sống xung quanh. Đây cũng là giai đoạn con học cách tạo dựng mối quan hệ với mọi người, điều rất cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ. Phụ huynh hãy trở thành một người bạn đồng hành cùng trẻ trải qua những giai đoạn đáng nhớ này nhé! 

Xem thêm: Vì sao con học tiếng Anh mãi mà không giỏi? Làm sao để cải thiện?