Núm vú giả có ảnh hưởng đến răng bé?

Núm vù giả là một sản phẩm chăm sóc trẻ em phổ biến. Thế nhưng, đến giai đoạn răng bé bắt đầu mọc,mẹ chắc hẳn sẽ có những thắc mắc như: "Sử dụng lâu có ảnh hưởng gì đến bé răng không?", “Liệu răng con có bị thưa hay không?”Lần này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về tác dụng của núm vú giả đối với răng miệng và những lưu ý, cách khắc phục nhược điểm khi sử dụng.

Núm vú giả có ảnh hưởng gì đến răng không?

Núm vú giả cũng có thể ảnh hưởng đến răng của bé. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, núm vú giả còn đóng vai trò như một vật dụng khiến trẻ an tâm hơn. Nên mẹ có thể cho bé sử dụng đến 3 tuổi. Đây cũng là giai đoạn phát triển và sắp xếp vị trí của răng, nên hàm trên có thể tạm thời chìa ra, gọi là "răng nhô". Nhưng hầu hết tình trạng này có thể trở lại bình thường một cách tự nhiên nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, sau 3 tuổi, tình trạng xương hàm và sự sắp xếp của răng dần cố định nên rất khó để răng tự điều chỉnh.

Những lưu ý khi sử dụng núm vú giả cho bé

Vì núm vú giả có các kích thước khác nhau như S, M và L. Điều lưu ý đầu tiên chính là mẹ cần phải chọn loại phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đối với sản phẩm dành cho bé, không chỉ cần bận tâm về kích thước, mà hình dạng và chất liệu của núm vú cũng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Mẹ hãy kiểm tra thật kỹ trước khi mua nhé! Vì núm vú giả được trẻ ngậm trực tiếp, nên khi tìm mua, mẹ cần phải cẩn thận an toàn vệ sinh.

Vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển trên núm vú giả đã được sử dụng một lần, vì vậy hãy đảm bảo khử trùng cẩn thận. Khi khử trùng, mẹ cần thực hiện các bước giống như bình sữa trẻ em: tráng qua nước nóng, ngâm và rửa sạch, khử trùng bằng máy chuyên dụng. 

Ngoài ra, nếu việc sử dụng núm vú giả trở thành thói quen của bé, các triệu chứng gây nghiện như bồn chồn và bất ổn về tinh thần có thể xảy ra nếu con không được sử dụng.Ngoài ra, giúp trẻ “kiêng sử dụng” cũng là giai đoạn rất khó khăn. Chính vì thế, hãy chỉ dùng nó như một biện pháp khi con bạn không thể ngủ hoặc quấy khóc trong thời gian dài. Không nên phụ thuộc quá nhiều vào núm vú giả. Việc hiểu trẻ đang thực sự cần điều gì mới là điều quan trọng. 

Phải làm gì khi mẹ muốn trẻ ngừng ngậm núm vú giả?

Ngay cả khi bạn muốn ngừng núm vú giả của trẻ, bạn thực sự không biết phải làm thế nào. Nếu ép buộc có thể đem đến tác dụng phụ như trẻ liên tục quấy khóc, chán ăn. Điều quan trọng là phải gần gũi với cảm xúc của trẻ và khuyến khích trẻ dừng lại một cách tự nhiên.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cách giúp trẻ ngừng ngậm núm vú giả hay mút ngón tay khi trẻ đã được hai tuổi rưỡi đến ba tuổi.

Lưu ý trẻ bằng lời nói

Bình tĩnh nhắc nhở con bằng những lý do thuyết phục như: “Nếu tiếp tục ngậm con sẽ bị đau miệng”, “Mẹ không thể nghe con nói chuyện”, “Con sẽ khó ăn nếu ngậm núm vú giả lắm đấy”.Điều mẹ cần để ý là không nên tức giận và nhắc nhở con bằng từ vựng dễ hiểu. 

Cho trẻ chơi và tập thể dục bên ngoài

Để con không cảm thấy chán nản, hãy cho con ra ngoài chơi thường xuyên hơn. Nhờ việc vận động mỗi ngày, con sẽ dễ dàng ngủ sâu giấc mà không cần dùng bất kỳ sự hỗ trợ nào từ “núm vú giả”.

Chơi bằng hai tay

Nếu trẻ rảnh tay, bé có thể vô tình ngậm tay bạn vào miệng. Khi chơi trong phòng, hãy khuyến khích bé chơi thực hành như thể hiện bằng tay các bài hát, vẽ tranh hay lắp ráp hình khối. Kết hợp rèn luyện cách cầm muỗng, nĩa vào bữa ăn cũng giúp hạn chế thói quen ngậm tay của bé. 

Đọc sách ảnh vào giờ ngủ

Nếu trẻ cảm thấy lo lắng về việc không có núm vú giả, hãy cùng con đọc một cuốn sách tranh ảnh. Giọng đọc của mẹ sẽ giúp con an tâm và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. 

Âu yếm trẻ

Ôm chặt trẻ trước khi đi ngủ hoặc khi thức dậy. Việc nắm tay khi đi ngủ cũng rất hiệu quả. Bằng cách tăng sự tương tác với trẻ, trẻ sẽ được thỏa mãn cảm giác yêu thương. Từ đó, số lần sử dụng núm vú giả cũng sẽ giảm bớt.

Hãy sử dụng núm vú giả cho đến độ tuổi thích hợp 

Núm vú giả là một vật dụng hữu ích có thể giảm bớt gánh nặng chăm sóc con cái cho mẹ, nhưng nếu quá phụ thuộc vào nó, bé sẽ hình thành thói quen không tốt về sau. Nếu bạn muốn kết hợp núm vú giả vào quá trình chăm sóc trẻ, hãy tận dụng nó một cách hiệu quả. 

Xem thêm: 【YOU are the best MOM】phần 34 - Điều không thể thiếu khi mẹ phục sức khỏe sau sinh

Previous
Previous

Tổng hợp cách làm đất sét tự khô trang trí gương - Khéo tay cùng con

Next
Next

【YOU are the best MOM】phần 34 - Điều không thể thiếu khi mẹ phục sức khỏe sau sinh