【YOU are the best MOM】phần 35 - Phát triển ngôn ngữ cho con yêu!

Trẻ nhỏ khi chưa thể diễn đạt cảm xúc bằng lời nói, con thường khóc để biểu thị mong muốn của bản thân. Trong giai đoạn này, chắc hẳn sẽ có nhiều mẹ nghĩ rằng con chưa thể hiểu rõ ý nghĩa câu từ nên không cần trò chuyện cùng con quá nhiều.Thế nhưng, trẻ sẽ dần tiếp thu những từ vựng hằng ngày từ gia đình. Vì vậy, hãy nói chuyện với con mọi lúc mẹ nhé! Ví dụ khi thay tã cho con, "Con không thích tã bị ướt đúng không nào?". Ngoài ra, khi con đang khóc mà cha mẹ không biết lý do, hãy hỏi bé: "Có chuyện gì sao con? Đã có bố (mẹ) đây rồi, không sao đâu nhé”. Những lời nói cũng như những cuộc trao đổi ấy sẽ càng làm sâu sắc thêm tình cảm với bé. Tất cả những gì bạn cần làm là trò chuyện với con nhiều nhất có thể.

Trò chuyện cùng con càng nhiều, trẻ càng có thể nói tốt hơn

Thực tế, giọng nói của bố và mẹ có liên quan đến sự phát triển não bộ của em bé. Chúng ta không ai sinh ra đã có thể nói trôi chảy. Chính vì vậy, học tập là một trong những bước quan trọng giúp con người có thể biểu đạt ý muốn qua lời nói. Đối với một đứa trẻ, việc học của con bắt đầu từ những cuộc trò chuyện với mọi người xung quanh. Những “từ ngữ” mà trẻ tiếp xúc nhiều lần sẽ dần lưu trữ lại trong não bộ của bé. Bên cạnh đó, não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng đến giai đoạn lên 3. Do đó, người ta nói rằng "cha mẹ nói chuyện càng thường xuyên thì con cái họ bắt đầu nói càng nhanh".

Trong giai đoạn phát triển não bộ của bé, hãy tích cực trò chuyện cùng con 

Mặc dù trẻ sơ sinh sẽ chưa hiểu được mẹ đang nói gì, giai điệu và ngữ điệu trong giọng nói của mẹ sẽ kích thích hoạt động của não bộ. Ngoài ra, vì chưa thể diễn đạt bằng lời, trẻ sẽ khóc khi muốn bày tỏ những mong muốn của riêng con. Mẹ hãy gợi ý thật nhiều tình huống cho bé như, "Con đói à? Con có muốn uống sữa không?" "Hay mẹ thay tã cho con nhé?". Từ đó, giúp não bộ trẻ thích ứng và tiếp thu những tình huống và từ vựng cụ thể. Có thể đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy bản thân đang độc thoại, nhưng chắc chắn rằng em bé của bạn cũng đang tiếp nhận lời nói đó. 

Vì vậy, hãy trò chuyện tích cực để kích thích não bộ rất nhiều và thúc đẩy sự phát triển của con mẹ nhé!

Xem thêm: Học trực tuyến, có chứng chỉ nước ngoài ngay tại nhà? - Dành cho mẹ và bé

Previous
Previous

Loại bình sữa nào tốt cho bé, thủy tinh hay nhựa?

Next
Next

Học trực tuyến, có chứng chỉ nước ngoài ngay tại nhà? - Dành cho mẹ và bé