Quá trình phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Sự phát triển và 6 đặc điểm của trẻ 3 tháng tuổi
Khi được ba tháng tuổi, một số trẻ có cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh và có thể ngẩng cao đầu.
Trong giai đoạn này, độ dài giấc ngủ của trẻ sẽ lâu hơn. Nhờ đó, mẹ cũng sẽ có thêm nhiều thời gian cho giấc ngủ của bản thân. Hãy xem thử vào độ 3 tháng tuổi, trẻ sẽ có những phát triển gì khác mẹ nhé!
Chiều cao - Cân nặng
Bé trai:
Chiều cao: 57.5~66.1cm
Cân nặng: 5.1~8.1kg
Bé gái:
Chiều cao:56.0~64.5cm
Cân nặng: 4.8~7.5kg
※Dữ liệu tham khảo từ số liệu trẻ sơ sinh Nhật Bản
Mặc dù theo hướng dẫn, cân nặng của trẻ sẽ tăng gần gấp đôi so với trước. Nhưng sự phát triển ở mỗi trẻ sẽ có sự khác biệt,điều quan trọng mà mẹ cần lưu ý là chiều cao và cân nặng khi sinh có tăng theo đường cong của đường tăng trưởng hay không.
6 đặc điểm của trẻ 3 tháng tuổi
Khi được 3 tháng tuổi, các đặc điểm của bé bắt đầu thay đổi. Chẳng hạn như, cổ trẻ sẽ dần cứng cáp, bé có thể nhìn theo sự chuyển động của cha mẹ・bắt đầu xuất hiện tình trạng “Khóc dạ đề”(Hội chứng Colic).Ngoài ra, sẽ có sự khác biệt về giấc ngủ, khoảng cách số lần đi vệ sinh của bé và khoảng thời gian cho con bú. Những đặc điểm này sẽ chỉ xuất hiện trong một thời kỳ nhất định. Đó không phải là đặc điểm xuất hiện ở tất cả mọi bé khi trẻ được 3 tháng tuổi, vì vậy hãy xem đây như là một thông tin tham khảo.
1. Cổ có thể cố định và di chuyển
Đặc điểm đầu tiên của trẻ 3 tháng tuổi là cổ bắt đầu cứng cáp dần. Có nghĩa là đầu có thể được hỗ trợ vững chắc bởi cổ, giúp đầu khó bị lắc ngay cả khi giữ thẳng đứng và khi nằm sấp, giúp bé có thể di chuyển nhìn nhiều hướng xung quanh. Mẹ có thể kiểm tra cổ của bé đã bắt đầu cứng cáp hay chưa bằng cách giữ đầu bằng cả hai tay và nâng lên 45 độ khi trẻ đang nằm. Tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh chưa phát triển ổn định cho đến khoảng 4 tháng tuổi, vì vậy mẹ cần phải theo dõi tình hình và không nên nôn nóng mẹ nhé!
2. Thời gian bú sữa theo khung giờ cụ thể
Đặc điểm thứ hai là các khoảng thời gian cho ăn được cố định. Sau khoảng 3 tháng, cơ thể của trẻ sẽ phát triển và có khả năng bú nhiều hơn. Ngoài ra, trung tâm cảm giác no sẽ bắt đầu phát triển, vì vậy bé sẽ cảm thấy đói và no và sẽ có thể tự đánh giá lượng và thời điểm uống.
3. Giấc ngủ dài và sâu
hời gian buồn ngủ cũng được xác định khi lượng bú tăng lên, trẻ sẽ bắt đầu có những giấc ngủ ngắn (buổi trưa) và ngủ đêm ở một mức độ nào đó. Nói cách khác, đây là thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu điều chỉnh nhịp sống như ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ của con. Khoảng thời gian này là thời điểm quan trọng để dạy nhịp điệu của giấc ngủ và cuộc sống vì nó trở nên có thể phân biệt giữa ngày và đêm.
4. Dõi theo hoạt động của cha mẹ
Khi bé có thể ngước nhìn xung quanh, con sẽ thường xuyên nhìn chằm chằm vào điều làm trẻ quan tâm và theo dõi những gì đang chuyển động. Trẻ cũng sẽ phản ứng với giọng nói và âm thanh. Bé bắt đầu nhớ giọng nói của người thân xung quanh và ngước nhìn khi nghe thấy âm thanh quen thuộc.
5. Cầm nắm đồ vật
Trẻ sẽ bắt đầu thấy hứng thú với chính đôi bàn tay của mình. Bé có thể sẽ nhìn, cầm nắm và mút đôi bàn tay. Đây là một cử chỉ được gọi là "quan tâm đến bàn tay" đặc biệt đối với trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nhìn bàn tay là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang phát triển ổn định.
6. Bắt đầu cười nhiều hơn
Trẻ sẽ phản ứng lại với những cuộc trò chuyện và câu hát của cha mẹ bằng tiếng cười.Hãy giao tiếp bằng skinship, gọi tên bé và chạm nhẹ nhàng vào cơ thể con. Tương tác thường xuyên sẽ giúp trẻ kích thích não bộ khi vui cười.
Hãy khám phá những niềm vui khi con 3 tháng tuổi!
Trẻ sơ sinh khoảng thời gian này có nhiều biểu hiện trên khuôn mặt. Đây là một khoảng thời gian rất thú vị khi cha mẹ có thể thây được sự thay đổi của trẻ. Trẻ sẽ có những mong muốn như được bế bồng, và khóc để thể hiện ước muốn của mình, hoặc tươi cười với mọi người xung quanh. Khoảng thời gian chăm sóc con nhỏ sau sinh sẽ đem đến không ít khó khăn cho mẹ,tuy nhiên mẹ cũng có thể tận hưởng niềm hạnh phúc khi phát hiện quá trình phát triển thú vị của con.