Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và giấc ngủ của bé – Lần đầu làm mẹ và những điều cần biết!
Sau một quá trình mang thai và sinh nở, mẹ sẽ bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới cùng em bé, chắc hẳn mẹ cũng không tránh khỏi những lo lắng bất an khi nuôi con lần đầu. Đến với bài viết lần này, Hajimarimom sẽ giải thích rõ cho bố mẹ “mới” về nhịp sinh học (circadian rhythm) – hay còn được biết đến như tuần hoàn giấc ngủ của bé và sự phát triển của trẻ sơ sinh
Cân nặng của trẻ sơ sinh
Thông thường, từ 3-4 ngày sau sinh, trẻ sẽ giảm khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể (so với ban đầu). Vì vậy, đừng vội lo lắng khi thấy con của bạn đột nhiên bị sụt ký nhé! Đây được gọi là "giảm cân sinh lý" và sẽ trở lại cân nặng ban đầu trong tuần đầu tiên. Bước qua tuần thứ hai, trẻ thường tăng khoảng 25-30g mỗi ngày. Nhiều người chia sẻ rằng trẻ uống sữa mẹ tăng cân chậm hơn so với trẻ uống sữa bột nên nếu trẻ chỉ tăng cỡ 20g một ngày cũng không có vấn đề gì mẹ nhé.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ trung bình của một em bé mới sinh là khoảng 16-18 tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ trung bình của một em bé mới sinh là khoảng 16-18 tiếng mỗi ngày. Do bé lúc này chưa phân biệt được ngày và đêm nên nhịp giấc ngủ chưa cân bằng, ngày và đêm thường bị đảo lộn. Có thể bạn sẽ lo lắng khi thấy con mình ngủ quá ít nhưng tình trạng này hầu như không có vấn đề gì vì đa số các bé dù bật khóc nhưng thực tế vẫn đang trong giấc ngủ nhẹ.
Sữa mẹ và sữa dành cho bé
Sữa mẹ sẽ được cho bú khi trẻ có dấu hiệu sắp khóc. Tuy nhiên, điều mà các mẹ hay bận tâm ở đây là liệu sữa mẹ có cung cấp đủ lượng (sữa) cần thiết cho trẻ hay chưa. Nếu bạn không rõ lượng sữa cần thiết là bao nhiêu,hãy áp dụng cách sau đây. Nếu sau khi đi vệ sinh, trẻ có thể ngủ liên tục 2-3 tiếng cho đến lần bú sữa tiếp theo, thì lượng sữa đã đủ so với trẻ. Bằng cách cho trẻ bú sữa dựa theo nhịp sinh học của bé, mẹ có thể an tâm rằng con đã uống đủ lượng sữa cần thiết.
Thị lực
Trong những năm gần đây, nhiều cuộc thực nghiệm lấy đối tượng trẻ sơ sinh đã cho thấy rằng ngay cả trẻ mới sinh cũng có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, thị lực khá giống với một người bị cận thị, bé sẽ có thể nhìn thấy mơ hồ mọi thứ trong khoảng cách 30cm. Hơn nữa, trẻ không thể theo dõi những vật đang chuyển động mà chỉ có thể nhìn chăm chú vào những vật đang đứng yên ở trước mắt.
Thính giác
Thính giác của trẻ tương đối phát triển nên có thể nghe được âm thanh ngay từ khi mới sinh ra. Đó là lý do tại sao trẻ hay bị giật mình bởi những âm thanh lớn và đôi lúc sẽ quay về hướng phát ra âm thanh. Mọi người cho rằng bé phản ứng rất tốt với giọng nói của những người quen thuộc như mẹ và bố.
Phòng ngừa và khắc phục các vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã / Viêm da dầu (Seborrheic Dermatitis) là một vấn đề thường gặp ở giai đoạn trẻ mới sinh, xuất hiện ở phần đầu và mặt. Để phòng bệnh, khi tắm cho trẻ, bạn cần rửa sạch phần cổ và đầu bằng xà phòng. Hãy rửa mặt cho trẻ cẩn thận để không bị dính vào mắt. Sau khi tắm, cần làm ẩm da cho bé bằng sữa dưỡng thể hoặc sữa tắm dạng sữa.
Cùng nhau tạo nên nhịp sinh học “tốt” dành cho bé mẹ nhé!
Cuộc sống cùng với bé luôn có những điều bất ngờ, khám phá, vui vẻ và một chút vất vả. Hãy tạo một thứ tự nhất định trong thói quen sinh hoạt của trẻ và cố gắng duy trì nhịp sinh học đó đúng nhất có thể nhé!
Xem thêm: Kết quả chủ đề kỳ 4