Sâu răng trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không ?

Mẹ đã bao giờ nghe nói về việc mình dễ bị sâu răng khi đang mang thai chưa ? Chắc hẳn sẽ có mẹ lo lắng rằng liệu điều đó có ảnh hưởng đến thai nhi không. Cũng như cách chữa trị sâu răng trong thời kì mang thai như thế nào ?

Vì vậy, lần này chúng tôi sẽ giới thiệu những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị sâu răng và cách điều trị, phòng tránh sâu răng khi mang thai.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị sâu răng

Khi mang thai, sự cân bằng nội tiết tố thay đổi, tạo ra môi trường miệng mà vi khuẩn bệnh nha chu dễ dàng phát triển. Ngoài ra, do ảnh hưởng của ốm nghén, khiến bạn không thể ăn theo bữa, việc ăn vặt tăng lên cùng với thói quen đánh răng không đúng cách. Buồn nôn và nôn nghén cũng có thể khiến axit trong dạ dày lan vào miệng, gia tăng axit trong khoang miệng . Nếu điều này xảy ra thường xuyên, răng sẽ bị axit bào mòn, có thể dẫn đến sâu răng.

Sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu được cho là có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân cao gấp 7 lần so với những phụ nữ mang thai bình thường không mắc bệnh. Điều này có nguy cơ xảy ra  lớn hơn nhiều so với nguy cơ trẻ sinh non và nhẹ cân do thuốc lá và rượu.

Các nhà khoa học  cho rằng khi mắc bệnh nha chu sẽ làm tăng nồng độ Cytokine trong máu, có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, nếu mẹ bầu bị sâu răng, trẻ nhỏ sau khi sinh thường dễ bị sâu răng ngay từ giai đoạn đầu vì vi khuẩn liên quan đến sâu răng có thể được truyền sang con qua nước bọt của người  mẹ..

Ngược lại , bằng cách giảm số lượng vi khuẩn liên quan đến sâu răng ở thai phụ, em bé sẽ ít bị sâu răng hơn.

Chữa sâu răng khi mang thai có sao không ?

Nhiều mẹ sẽ lo lắng rằng điều trị sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng đến đứa bé hay không? Nhưng về cơ bản thì việc điều trị không có vấn đề gì nên mẹ hãy yên tâm nhé.  Thuốc tê dùng để nhổ răng được cho rằng không ảnh hưởng đến em bé vì lượng dùng ít do gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, nếu mẹ thực sự không yên tâm, mẹ có thể từ chối chụp X-quang.

Thai phụ bị sâu răng nên điều trị khi nào ?

Về cơ bản, nên đi khám răng bất cứ lúc nào trong thai kỳ khi tình trạng sâu răng trở nặng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 của thai kỳ, tình trạng ốm nghén có thể khiến bạn cảm thấy không được khỏe, vì vậy bạn nên tránh điều trị trong thời gian này.

Nếu bạn đang mang thai từ 5 đến 7 tháng thì đây là thời kỳ ổn định và bạn có thể yên tâm điều trị.

Nếu bạn đang trong giai đoạn cuối thai kỳ thì việc điều trị không được khuyến khích vì khi đó bụng mẹ khá to, việc nằm ngửa trên bàn khám sẽ khó khăn và có thể xảy ra dấu hiệu sắp sinh đột ngột.

Cách ngăn ngừa sâu răng khi mang thai

Để ngăn ngừa sâu răng, bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

Đánh răng kỹ càng

Một số thai phụ cảm thấy khó khăn khi chải răng đúng thời gian vì ốm nghén. Trong trường hợp như vậy, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để chải kẽ răng hoặc nước súc miệng thay vì dùng bàn chải.

Uống canxi, phốt pho (phosphorus), vitamin A, v.v.

Để giữ cho răng của bạn chắc khỏe mạnh, hãy bổ sung canxi và phốt pho. Ngoài ra vitamin A, C và D cũng là những chất dinh dưỡng quan trọng. Vitamin A nên được bổ sung từ rau và trái cây hơn là lấy từ thực phẩm động vật giàu retinol( Chất dẫn xuất Vitamin A ), vì retinol sẽ làm tăng nguy cơ phát triển dị tật thai nhi.

Không ngậm kẹo, dùng đồ uống có đường trong thời gian dài

Đường sẽ trở thành năng lượng cho vi khuẩn liên quan đến sâu răng. Đường trong miệng của bạn càng lâu càng tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

Nhai xylitol sau khi ăn

Nếu bạn nhai kẹo cao su có chứa xylitol, sẽ góp phần giúp làm sạch khoang miệng.

Cùng phòng tránh sâu răng khi mang thai mẹ nhé!

Giữ răng miệng sạch sẽ và khỏe mạnh sẽ bảo vệ sức khỏe và răng miệng của cả mẹ và bé. Vì vậy, đừng quên chăm sóc răng miệng thường xuyên để phòng ngừa sâu răng mẹ nhé!

Xem thêm: Tại sao trẻ luôn mất tập trung? Nguyên nhân và phương pháp cải thiện

  

Previous
Previous

Những nỗi sợ chỉ mẹ bỉm sữa mới hiểu

Next
Next

Tại sao trẻ luôn mất tập trung? Nguyên nhân và phương pháp cải thiện