Sự phát triển thể chất và trí não của trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ 5 tháng tuổi có những đặc điểm gì?
Khi trẻ được 5 tháng, nhịp sống sẽ được điều chỉnh dần theo giờ giấc sinh hoạt và việc chăm sóc trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn từng chút một. Mặt khác, bên cạnh việc học lật người, tăng cường vận động chân tay, đây còn là thời gian chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn mới - giai đoạn ăn dặm.
Sau đây, hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi mẹ nhé!
Cân nặng - Chiều cao
Bé trai:
Chiều cao: 61.9~70.4cm
Cân nặng: 6.1~9.2kg
Bé gái:
Chiều cao: 60.1~68.7cm
Cân nặng: 5.7~8.7kg
※Chỉ số dựa theo số liệu trẻ sơ sinh tại Nhật Bản
Có sự khác biệt về tốc độ phát triển của từng trẻ. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo số liệu và cân nhắc về quá trình khôn lớn của con để chuẩn bị tốt hơn trong thực đơn hằng ngày và cách thức nuôi dạy trẻ mẹ nhé!
Sự phát triển thể chất của trẻ
Ngẩng đầu - lật người
Đến năm tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đã có cổ cứng cáp. Bé bắt đầu có thể nâng đầu và di chuyển cổ từ bên này sang bên kia ở tư thế nằm sấp. Tuy nhiên, cơ cổ của bé vẫn chưa vững nên không được lắc mạnh. Có một số trẻ vẫn chưa thể hoạt động linh hoạt cổ ở giai đoạn này, nhưng con sẽ dần làm quen trong lúc vui đùa. Vì vậy, mẹ không cần lo lắng quá nhé!
Các ngón tay phát triển
Ở giai đoạn này, tay bé sẽ khéo léo hơn và có thể lấy đồ bằng cả hai tay. Mẹ cũng sẽ thường xuyên thấy con chơi đùa bằng chân.
Phát triển thị lực
Nhiều người nói rằng thị lực của trẻ sơ sinh phát triển đáng kể vào khoảng 3 đến 6 tháng sau khi sinh. Khi được 5 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ có khả năng nhận biết cảm giác về khoảng cách giữa các vật thể, và sẽ có thể nhìn thấy những vật thể nhỏ và màu sắc có độ tương phản thấp.
Ngủ trở mình
Giai đoạn này cũng là lúc nhiều trẻ bắt đầu hình thành việc ngủ trở mình. Thế nhưng, với bé chưa lật người giỏi, mẹ sẽ khó bắt gặp tình trạng này.
Tư thế ngồi
Khi được 5 tháng tuổi, hệ xương và cơ của bé sẽ phát triển nên chỉ cần bạn đỡ từ phía sau là bé đã có thể ngồi được. Thông thường, khoảng 7 đến 8 tháng tuổi, bé có thể tự ngồi vững vàng. Nếu trẻ phát triển sớm, con có thể tự ngồi mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
Sự phát triển tinh thần của trẻ 5 tháng tuổi
Năm tháng sau khi sinh là khoảng thời gian trẻ quan tâm đến nhiều thứ khác nhau. Đưa tay lấy thứ mà bé quan tâm, chạm hoặc cho vào miệng. Sự tò mò và ham học hỏi của em bé là dấu hiệu sự phát triển tốt của trí não. Mẹ cần phải cẩn thận về vấn đề an toàn, nhưng hãy tạo một môi trường để bé có thể vận động vui vẻ.
Từ vựng
Đây là lúc trẻ tập nói một cách bập bẹ. Hãy tương tác nhiều hơn với con để trẻ phát triển được vốn từ vựng hằng ngày.
Sợ người lạ
Khi thị lực phát triển, con sẽ có thể phân biệt khuôn mặt của mọi người. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, nhiều trẻ sẽ dần có phản ứng sợ gặp người lạ. Điều này sẽ không có gì đáng lo ngại, mẹ hãy xem như là dấu hiệu con đang dần phát triển nhé!
Thói quen sinh hoạt của bé
Bé dành nhiều thời gian để thức hơn vào ban ngày và dần dần ngủ ngon hơn vào ban đêm. Bé bắt đầu ăn dặm và sẽ có nhiều thời gian ăn hơn trong một ngày. Mẹ có thể sắp xếp cho bé ăn cùng thời gian với gia đình để tạo cho con một thói quen sinh hoạt điều độ. Không chỉ với bé, đây cũng là thời điểm lý tưởng để mẹ quay trở lại nhịp sống hằng ngày.
Ăn dặm cho bé từ 5 tháng tuổi
Thông thường, nhiều gia đình bắt đầu cho bé ăn dặm từ 5 ~ 6 tháng tuổi. Nếu bé có những biểu hiện như: chảy nhiều nước miếng, nhìn chằm chằm vào khẩu phần ăn của gia đình hoặc cử động miệng khi gia đình đang ăn, hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Mẹ cũng có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm cho con khi mẹ đã sắp xếp thời gian phù hợp.
Lưu ý về sự an toàn của bé
Giai đoạn 5 tháng tuổi, phạm vi hoạt động sẽ mở rộng và điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ không thể rời mắt khỏi bé. Điều quan trọng là phải để mắt đến em bé của bạn ngay cả khi bạn ở nhà. Để đảm bảo an toàn cho con, hãy sắp xếp lại không gian sinh hoạt, loại bỏ những vật dụng nguy hiểm.
Đọc thêm giai đoạn phát triển của bé theo từng tháng tuổi: