HAJIMARIMOM.com

View Original

Tại sao trẻ luôn mất tập trung? Nguyên nhân và phương pháp cải thiện

Trẻ kém tập trung là một trong những nỗi lo thường gặp nhất khi nuôi con nhỏ.Ngoài ra, có nhiều trẻ chỉ tập trung vào những việc con thích và muốn làm.Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu nguyên nhân khiến trẻ khó tập trung và các phương pháp rèn luyện để trẻ cải thiện khả năng tập trung.

Nguyên nhân trẻ không thể tập trung trong thời gian dài

Tập trung là khả năng, trạng thái duy trì ý thức sâu sắc vào sự việc. Tuy nhiên, để làm được điều này, cũng không phải là điều dễ dàng. Ngay cả đối với người lớn, rất khó để tập trung vào những gì trước mắt trong một thời gian dài. Nếu bạn bị phân tâm, mệt mỏi hoặc buồn ngủ, bạn sẽ càng mất tập trung hơn. Thế nhưng, chúng ta có thể tập trung trong một thời gian dài nếu bản thân yêu thích hoặc có hứng thú với công việc đó. Khi bạn tập trung vào những gì bạn thích, bạn sẽ dễ dàng tiết ra dopamine và adrenaline, là những hormone thúc đẩy. Có thể nói, động lực chính là chìa khóa để nâng cao khả năng tập trung.

See this content in the original post

Phương pháp rèn luyện nâng cao khả năng tập trung của trẻ

Phát triển sự tập trung thông qua trải nghiệm cuộc sống

Khi nghe đến “nâng cao năng lực tập trung”, chúng ta thường nghĩ đến “học tập” và “rèn luyện”. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, việc học nếu không gắn liền với sự “vui thích” thì sẽ đem lại những tác động tiêu cực, và không giúp ích để nâng cao sự tập trung của trẻ. Vì vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện thông qua những hoạt động trong cuộc sống. 

Chẳng hạn như, tạo cho trẻ thói quen tự sửa soạn trước khi đến trường. Hay giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn sáng cho gia đình. Nếu mẹ thúc đẩy bản thân trẻ thông qua những trải nghiệm này, con sẽ phát triển khả năng tập trung của mình.

Phát triển bằng việc chơi đùa

Thời điểm tốt nhất để trẻ tập trung là khi trẻ đang làm việc gì đó mà trẻ yêu thích hoặc thích thú. Vì vậy, rèn luyện nâng cao khả năng tập trung thông qua thời gian vui chơi có thể cải thiện hiệu quả hơn.

Ví dụ, nếu trẻ thích các khối và xếp hình, mẹ hãy đố trẻ, "Con có thể hoàn thành trong bao nhiêu phút?" Khi đó, trẻ sẽ tập trung vào việc giải đố và hy vọng hoàn thành sớm để nhận được sự khen ngợi từ người lớn. Theo cách này, sẽ giúp con cải thiện sự tập trung với cách phù hợp với tính cách của trẻ.

Cha mẹ cùng tham gia hỗ trợ 

Sự hiện diện của cha mẹ là không thể thiếu để thực hiện các phương pháp tăng khả năng tập trung thông qua trải nghiệm sống và vui chơi như đã nói ở trên. Dù mẹ có cho trẻ chơi nhiều để cải thiện khả năng tập trung nhưng nếu cha mẹ để con một mình, con sẽ không thể tập trung được. Bởi vì khi ở bên cha mẹ là lúc trẻ ổn định nhất về mặt tinh thần.

Do đó, sự hỗ trợ của cha mẹ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.Vì vậy, dù bận rộn đến đâu cũng hãy dành thời gian cho con nhé!

Những điểm cha mẹ cần lưu ý

Sẽ có hiệu quả để cải thiện sự tập trung của trẻ em dựa trên hình thức tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái. Có một số điểm mà cha mẹ cần lưu ý để nâng cao hơn nữa hiệu quả này.

Tạo một môi trường nơi trẻ có thể tập trung

Dù cố gắng đến đâu, trẻ cũng không thể duy trì sự tập trung nếu không có một môi trường để con có thể làm điều này. Vì vậy, hãy cố gắng tạo ra một môi trường để con bạn có thể tập trung vào mọi việc nhiều nhất có thể.

Điều chỉnh lại lối sống của con

Thói quen sinh hoạt hằng ngày như thiếu ngủ, mất cân bằng dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố gây nên việc mất tập trung.

Hãy tập cho trẻ đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, ăn đủ chất không chỉ cải thiện khả năng tập trung, còn giúp con phát triển tốt hơn. 

Xem xét mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái

Trẻ sẽ cảm thấy bình yên nhất khi bên cạnh cha mẹ. Để trẻ nâng cao năng lực tập trung, sự thừa nhận và cổ vũ từ phía gia đình là rất cần thiết. Khi con đang mất tập trung, cha mẹ có thể nói chuyện với con để con yên tâm tập trung vào mọi việc. Đừng quên dành lời khen ngợi cho con mẹ nhé! Điều này cũng giúp thúc đẩy hứng thú và niềm yêu thích trong trẻ.

Lưu ý rằng,việc bạn nổi nóng với con chỉ vì con không thể tập trung sẽ không tốt chút nào. Điều này sẽ làm con mất tự tin, mất động lực và không thể tập trung. Vì vậy, đừng nôn nóng và tức giận, hãy quan sát và trò chuyện cùng con, tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho trẻ.

Xem thêm: Viết bài cùng Hajimarimom.com Việt Nam - Chủ đề kỳ 2