HAJIMARIMOM.com

View Original

Tâm lý của trẻ phụ thuộc vào thú bông là gì?

Trẻ luôn ở bên thú bông yêu thích của mình và rất khó để con rời mắt. Điều này sẽ rất bình thường nếu con còn nhỏ. Tuy nhiên, khi dần lớn lên, con vẫn luôn mang theo bên cạnh dù đi bất cứ đâu. Một số cha mẹ có thể lo lắng rằng có phải vì con cảm thấy không an toàn và thiếu thốn tình cảm? 

Vì vậy, trong bài viết lần này, Hajimari Mom .com sẽ nói về tâm lý luôn giữ thú bông của trẻ nhỏ. 

See this content in the original post

Tâm lý của trẻ không thể rời khỏi thú bông

Hành động giữ thú bông của trẻ nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí não của con. Đó là một giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu tâm lý của trẻ khi “nuôi” thú bông để có những ứng xử phù hợp nhất.

Cảm giác an toàn

Đôi khi trẻ nhỏ sẽ không bao giờ buông bỏ một thứ cụ thể nào đó, chẳng hạn như thú nhồi bông hoặc khăn tắm. Đến giai đoạn biết đi, thời gian của con ở bên cạnh mẹ cũng sẽ dần ít hơn. Vì thế trẻ cố gắng có được cảm giác an toàn bằng cách có một thứ gì đó cụ thể bên cạnh để giảm bớt lo lắng khi rời xa mẹ. Hành động đặc thù này được gọi là "đối tượng chuyển tiếp". Có được mục tiêu chuyển đổi này không chỉ có hiệu quả đối với trẻ mà còn đối với cả người lớn. Thú nhồi bông sẽ đóng vai trò như một vật chuyển tiếp, có thể giảm bớt lo lắng và giúp bé yên tâm hơn. 

Bắt chước theo mẹ

Trong giai đoạn này, trẻ thường bắt chước mọi người xung quanh, đặc biệt là mẹ. Trẻ chăm sóc thú nhồi bông của mình như thể bé đã sinh đứa con nhỏ của chúng. Ví dụ điển hình của điều này là bé mong muốn có một con búp bê và cùng búp bê ăn mỗi ngày. Điều này có thể xảy ra với cả bé trai và bé gái. Đây là một hành động xuất phát từ mong muốn của trẻ bắt chước mẹ chăm sóc em bé.

Kiểm soát cơn tức giận

Ôm thú nhồi bông là một cách hiệu quả để trẻ quản lý cơn tức giận.Vì trẻ được dạy về sự lễ phép từ nhỏ, khi tức giận, nhiều trẻ có xu hướng ôm thú nhồi bông yêu thích của mình để điều tiết tâm trạng. Nói cách khác, thú nhồi bông cũng rất hữu ích như một món đồ giúp trẻ kiểm soát tốt cơn tức giận của mình.

Thời điểm tốt nhất để trẻ “rời xa” thú bông

Người ta nói rằng, đến khoảng 3 tuổi, trẻ cần phải có một mục tiêu chuyển đổi mạnh mẽ. Thế nhưng, một số trẻ không thể bỏ thú nhồi bông của mình ngay cả khi con lên năm hoặc thậm chí là học tiểu học. 

Vậy làm thế nào để tốt cho con?

Điều tốt nhất là hãy để con lựa chọn món đồ yêu thích của mình và không ép buộc trẻ chuyển đổi mục tiêu. Khi bé khám phá nhiều hơn về thế giới bên ngoài, sự gắn bó của trẻ với “thú bông” sẽ giảm đi. Nếu bị bắt buộc vứt bỏ món đồ yêu thích, trẻ sẽ bị ám ảnh và sẽ càng khó để “rời bỏ”.

Để trẻ ngưng phụ thuộc vào thú bông, cha mẹ hãy cố gắng làm chỗ dựa tinh thần cho con. Cho dù đã vào tiểu học hay trung học, và ngay cả khi trưởng thành, mỗi đứa trẻ đều có một nơi mà con cảm thấy an toàn. Hãy lặng lẽ theo dõi quá trình trưởng thành của con, và tạo ra một nơi mà trẻ có thể trở về bất cứ khi nào con cảm thấy lo lắng và cần sự trợ giúp. Hãy để trẻ hiểu rằng, “gia đình” chính là “nơi an toàn” nhất. 

Xem thêm: 【YOU are the best MOM】phần 36 - Tôn trọng suy nghĩ và cách làm riêng của trẻ