Trầm cảm khi chăm con và những điều mẹ cần biết
Khi trở thành một bà mẹ, bạn rất bận rộn trong việc cân bằng giữa việc chăm sóc con cái và việc nhà. Mặc dù yêu thương con rất nhiều, nhưng một số bà mẹ vẫn không thể tránh khỏi những áp lực hằng ngày khi chăm sóc con nhỏ.
Vì vậy, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về nguyên nhân gây nến chứng trầm cảm khi chăm sóc con nhỏ và biện pháp khắc phục dành cho mẹ.
Trầm cảm khi chăm con là gì?
Đây là một triệu chứng của việc bất ổn về tinh thần gây ra bởi sự mệt mỏi khi nuôi dạy trẻ và những căng thẳng khác nhau liên quan đến việc nuôi con. Trầm cảm sau sinh có thể được nhìn thấy từ các triệu chứng tương tự như trầm cảm, như rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Đây là điều mà mẹ bỉm nào cũng có thể mắc phải, vì vậy điều quan trọng là phải nghĩ đến các biện pháp đối phó chứ và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực như: “mình sẽ không bao giờ ổn định trở lại”.
Triệu chứng trầm cảm khi chăm con
Chán nản vì những việc nhỏ nhặt
Không hứng thú làm điều gì
Cảm xúc bất thường
Khả năng tư duy giảm sút
Bật khóc mà không có lý do
Khi các dây thần kinh tự chủ bị rối loạn do căng thẳng, các dây thần kinh cũng trở nên nhạy cảm. Kết quả là bạn dễ dàng lo lắng về những điều nhỏ nhặt mà trước đây bạn không hề quan tâm, hoặc thậm chí là cảm xúc bực bội. Ngoài ra, sự thiếu hụt năng lượng trong tinh thần khiến chúng ta thiếu động lực sống và trở nên uể oải. Trường hợp xấu nhất có thể khiến mẹ ám ảnh và có những hành động không tốt tác động đến trẻ nhỏ.
Lý do gây nên trầm cảm sau sinh
Sau đây, hãy tham khảo một số nguyên nhân gây ra chứng rối loạn thần kinh khi chăm sóc trẻ nhỏ và những thời điểm mẹ có thể gặp phải.
Thay đổi cân bằng nội tiết tố sau sinh
Sau khi sinh con, sự cân bằng nội tiết tố thay đổi đáng kể nên đây là thời điểm đặc biệt dễ xảy ra các rối loạn tinh thần. Ngoài ra, việc cho con bú thường xuyên khiến cơ thể của mẹ tích tụ mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Lần đầu tiên chăm con
Lần chăm con đầu tiên cũng sẽ khiến mẹ thường xuyên lo lắng. Nếu con không ngừng khóc, mẹ có thể cảm thấy tự trách hoặc bất lực. Mẹ cũng sẽ cảm thấy khó khăn khi mọi thứ không theo như kế hoạch ban đầu. Chính vì vậy, trầm cảm sau sinh dễ xảy ra ở mẹ lần đầu có con nhỏ.
Người có tình cầu toàn
Những người mong muốn làm mọi thứ một cách hoàn hảo cũng dễ mắc chứng loạn thần kinh khi nuôi dạy trẻ. Tính cầu toàn trong công việc và việc nhà có thể được quản lý tùy thuộc vào sự chăm chỉ của bạn. Tuy nhiên, đối với việc chăm sóc trẻ em, hầu như không thể làm điều đó một cách hoàn hảo vì trẻ còn nhỏ và không thể làm theo ý mẹ. Căng thẳng của mẹ sẽ chồng chất nếu mẹ luôn mong muốn làm mọi thứ thật hoàn thiện.
Không có ai giúp đỡ
Nếu bạn không dựa dẫm vào người khác, bạn có thể nghĩ rằng bản thân phải tự mình cố gắng hết sức. Tuy nhiên, mẹ sau sinh cần rất nhiều thời gian để hồi phục. Nếu cố gắng một mình, mẹ sẽ dễ dàng bị kiệt sức và chán nản.
Làm thế nào để ngăn ngừa chứng loạn thần kinh khi nuôi con?
Như đã đề cập ở trên, phụ nữ có thể trở nên bất ổn về tinh thần nếu tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và căng thẳng trong quá trình nuôi con tiếp tục diễn ra. Nếu tình trạng này không được cải thiện, cuộc sống của mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Trước hết, mẹ hãy lưu ý 3 điều sau để phòng tránh trầm cảm sau sinh nhé!
① Cố gắng không tích tụ căng thẳng
② Không gắng gượng quá sức mình
③ Hãy nhờ vả người thân xung quanh
Hiểu và áp dụng được ba điều này sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác chịu đựng một mình.
Cách cải thiện trầm cảm sau sinh là gì?
Dưới đây là một số cách mẹ có thể áp dụng hằng ngày để ngăn ngừa và cải thiện trầm cảm khi chăm con:
1. Trò chuyện cùng mọi người
Tìm kiếm người mà bạn cảm thấy tin tưởng và cùng nhau chia sẻ. Trò chuyện sẽ giúp giải tỏa căng thẳng mà bạn kìm nén trong lòng.
2. Dành thời gian làm những gì bạn thích
Mặc dù mỗi ngày đều phải bận rộn với việc chăm sóc con và việc nhà, nhưng mẹ đừng quên dành thời gian rảnh rỗi làm những điều mà bản thân thích thú. Điều này sẽ tăng sự vui vẻ, giúp tâm trạng thoải mái hơn.
3. Viết ra những suy nghĩ của bản thân
Hãy viết ra suy nghĩ của bản thân trên sổ, hay viết blog. Viết nhật ký hằng ngày là một trong những cách hiệu quả nhất để giải tỏa suy nghĩ và nỗi niềm của chính mình.
4. Tập luyện thể thao
Bạn có biết? Tập thể dục cũng giúp giải tỏa căng thẳng? Lựa chọn bộ một thích hợp với thể trạng bản thân như Yoga, Chạy bộ, Tập gym,... không chỉ giúp tinh thần sảng khoái, mà còn hỗ trợ mẹ duy trì cân nặng lý tưởng.
5. Tập hít thở
Hít thở sâu và điều chỉnh nhịp thở khi bạn cảm thấy căng thẳng sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng, giúp bản thân bình tĩnh hơn.
Chăm sóc trẻ không chỉ là niềm vui mà còn đôi lúc mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi đó, đừng chịu đựng một mình mà hãy chia sẻ cùng chồng và gia đình. Điều quan trọng là mẹ phải dành đủ thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau khi sinh. Khi mẹ khỏe mạnh, mẹ mới có thể truyền lại năng lượng tích cực đến trẻ nhỏ. Hãy cố gắng cân bằng cuộc sống sau khi sinh con mẹ nhé!
Xem thêm: Kết quả chủ đề kỳ 7