Trẻ 4 tháng tuổi có những đặc điểm gì? Những điều mẹ bỉm cần lưu ý

Bé 4 tháng tuổi phát triển những gì? Đây là giai đoạn trẻ sẽ phản ứng lại với những âm thanh xung quanh. Khi trẻ lên 4, mẹ cần có những lưu ý gì để trẻ phát triển tốt hơn và đảm bảo an toàn cho con? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Cân nặng và chiều cao của trẻ 4 tháng tuổi

Bé trai:

Chiều cao: 59.9~68.5cm  

Cân nặng: 5.7~8.7kg

Bé gái:

Chiều cao:58.2~66.8cm 

Cân nặng: 5.4~8.2kg

※Dữ liệu tham khảo theo số liệu thống kê trẻ sơ sinh Nhật Bản

Có sự khác biệt về tốc độ phát triển của từng trẻ. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo số liệu và cân nhắc về quá trình khôn lớn của con để chuẩn bị tốt hơn trong thực đơn hằng ngày và cách thức nuôi dạy trẻ mẹ nhé!

6 đặc điểm của trẻ 4 tháng tuổi

Khi được 4 tháng tuổi, cổ của bé đã dần cứng cắp và có thể giữ thẳng đứng. Bé sẽ trở nên hứng thú với những kích thích từ thế giới bên ngoài cùng với sự phát triển của thị giác và thính giác. Bé càng thức lâu hơn trong ngày, dành nhiều thời gian hơn để vui chơi. Từ đó, phát triển các giác quan như nghe, nhìn, chạm và tìm hiểu về nhiều thứ khác nhau. Ngoài ra, bằng cách chơi cùng người thân xung quanh, em bé sẽ có nhiều biểu hiện phong phú trên khuôn mặt. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mẹ cần cẩn trọng khi trẻ vui đùa vì tính tò mò của bé có thể khiến con gặp nguy hiểm.

1. Cứng cổ

Khi lên 4, cổ trẻ sẽ cứng cáp và người lớn không cần đỡ đầu của bé. Thứ tự phát triển cơ thể trẻ sẽ từ thân trên đến thân dưới. Khi cổ con có thể giúp đầu xoay nhiều hướng, trẻ dần học được cách ngồi dậy và tập đi. Mẹ có thể kiểm tra độ cứng cáp của cổ bé bằng cách quan sát con đã có thể ngửa đầu hay úp đầu xuống hay chưa. Dù vậy, cổ của bé vẫn cần thêm 1 tháng nữa để vững vàng hơn.

2. Giai đoạn chuẩn bị lật úp

Trẻ bốn tháng tuổi phát triển chức năng vận động vùng lưng và lưng dưới, và con bắt đầu tập lật người. Trong khi di chuyển cơ thể, bé sẽ có thể nhớ các cách thức và dần có thể tự lật mình. Đôi khi bé không thể trở mình vì con không biết cách sử dụng cơ thể của mình, khi đó cần có sự hỗ trợ từ gia đình giúp con làm quen dần. Hãy đảm bảo cho trẻ có đủ không gian tập lật để tránh nguy cơ gây nên tình trạng ngạt thở ở bé.

3. Phản ứng lại với âm thanh

Giai đoạn này, con sẽ phản ứng bằng cách nhìn chằm chằm vào mọi người và mọi thứ xung quanh. Bé cũng sẽ quay về hướng có giọng nói và âm thanh mà con nghe được. Với sự phát triển về thị giác, thính giác, sẽ hình thành sự tò mò và quan tâm về môi trường xung quanh trong bé. Con sẽ nhận ra khuôn mặt của cha mẹ, biểu hiện sẽ trở nên phong phú hơn, chẳng hạn như cười lớn, thích thú khi được dẫn đi dạo bên ngoài. Ngoài ra, sự tức giận và buồn bã sẽ được thể hiện bằng "tiếng khóc".

4. Có thể chạm và lấy mọi thứ

Trẻ sơ sinh bốn tháng tuổi sẽ có thể tự lấy đồ vật. Với những điều khiến con thích thú, trẻ sẽ với tay để cầm nắm và chơi đùa. Khoảng thời gian này, việc mút ngón tay cũng bắt đầu. Chuẩn bị một món đồ chơi để bé dễ dàng lấy như quả lắc tạo ra âm thanh hoặc đồ vật có thể cho vào miệng để kích thích các giác quan. Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên lựa chọn các món đồ chơi có xuất xứ rõ nguồn gốc, chất liệu an toàn để không làm tổn thương trẻ.

5. Cười khi được ẵm, bế

Khi bé bắt đầu ghi nhớ hình ảnh người thân xung quanh, con sẽ cười khi được bế bồng.Con cũng sẽ dần cảm nhận được tình yêu thương của mọi người. Khả năng nhạy cảm của bé sẽ phát triển và có thể nhìn thấy nhiều nét mặt khác nhau. Vì vậy, hãy luôn vui vẻ khi chơi đùa cùng con.

6. Lượng tuyến bọt tăng lên

Khi các chức năng tiêu hóa như tuyến nước bọt phát triển, lượng nước bọt sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra, khi bố và mẹ đang ăn thứ gì đó, một số bé sẽ nhìn chằm chằm vào bạn và làm ra vẻ mặt như bé muốn ăn, hoặc cử động miệng để bắt chước.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ có những nguy cơ như vô tình nuốt phải đồ vật gây ngạt thở, té ngã, bỏng, … Vì vậy, mẹ cần kiểm tra đảm bảo rằng không có đồ vật gây hại nào xung quanh bé.

Các đồ vật sau đây mà nhiều trẻ sơ sinh có khả năng bỏ vào miệng: tiền xu, nút, thuốc lá, chìa khóa, pin, nam châm, bút, tẩy, nhẫn, bi lắc, đũa, xiên, quả hạch, kẹo … Do đó, mẹ hãy sắp xếp các đồ vậy có khả năng nguy hiểm cho bé ở độ cao từ 1 mét trở lên, ngoài tầm với của trẻ. Ngoài ra, đến thời điểm này, hầu hết các bé đều bắt đầu biết lật. Mẹ cũng cần cẩn thận chăn mềm xung quanh cũng có khả năng khiến bé ngạt thở.

4 tháng sau khi chào đời là thời điểm thế giới của trẻ sơ sinh mở rộng

Trẻ trong giai đoạn này phát triển nhanh hơn và có nhiều điều để học hỏi hơn. Khi thấy con trưởng thành,mẹ sẽ có thêm nhiều niềm vui. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những điều cần chú ý. Hãy luôn nhớ rằng có sự khác biệt giữa các bé trong quá trình tăng trưởng. Quan sát từng ngày để lựa chọn phương pháp chăm sóc phù hợp với trẻ.

Xem thêm: Quá trình phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Previous
Previous

Top gia vị rắc cơm cho bé – kích thích trẻ ăn ngon miệng

Next
Next

Có nên tập thể dục trong thời kỳ kinh nguyệt?