HAJIMARIMOM.com

View Original

Vì sao con hình thành tính cách thích đi bắt nạt bạn bè?

Môi trường giáo dục nào khiến trẻ hình thành tính cách bắt nạt người khác?

Khi bạn nghe từ "bắt nạt", nhiều người thường nghĩ ngay đến phía bị bắt nạt. Tuy nhiên, nếu có trẻ bị bắt nạt, cũng sẽ có trẻ thích đi bắt nạt bạn bè. Để con không phải là một trong hai trường hợp trên, thấu hiểu và sẻ chia cuộc sống cùng con rất quan trọng. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu về môi trường khiến trẻ hình thành thói quen muốn đi bắt nạt người khác.

Đặc điểm cơ bản của trẻ thích bắt nạt người khác

Tính cách này là điều dễ dàng nhận thấy, và có vô số ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, bất kỳ hành vi nào cũng có ba nguyên nhân cơ bản thường khiến trẻ hình thành tính cách không tốt này.

See this content in the original post

1. Trẻ muốn bảo vệ sự an toàn và riêng tư của bản thân

Tâm lý chúng ta thường có thói quen hướng đến nơi có thể cảm thấy an tâm hay nơi có thể đảm bảo an toàn về mặt tâm lý. Những đứa trẻ thích đi bắt nạt người khác thường không có chỗ ở vì bạo lực gia đình, hoặc chỉ toàn nhận sự la mắng khi trở về nhà và chưa bao giờ được khen ngợi. Trong nhiều trường hợp, trẻ thường xuyên bị căng thẳng. Và trẻ cảm thấy rằng nơi có những căng thẳng chính là nơi khiến trẻ thấy nguy hiểm. 

Vì vậy, con sẽ tìm kiếm một nơi an toàn, yên bình hơn. Tuy nhiên, nơi nào cũng có nguy cơ đem đến sự âu lo đó. Do đó, bằng cách sử dụng bạo lực cũng như các hành vi bắt nạt, trẻ cố gắng giảm nguy cơ bị ai đó bắt nạt hoặc khiến bản thân căng thẳng. 

2. Trẻ muốn giải tỏa căng thẳng

Bên cạnh mong muốn một nơi an toàn, không bị áp lực, trẻ cũng sẽ có xu hướng “bắt nạt” người yếu hơn mình để giải tỏa những căng thẳng từ gia đình và cả từ thầy cô, môi trường giáo dục hằng ngày. 

3. Ý thức tự khẳng định bản thân thấp

Hầu hết những đứa trẻ thích đi bắt nạt người khác thường có sự tự khẳng định về bản thân thấp.Khẳng định bản thân có nghĩa là có thể nhận ra giá trị của cuộc sống, hiểu được mối liên hệ, gắn kết giữa mọi người, nhận ra được những điểm tốt và xấu của chính mình. Tóm lại, nếu ý thức tự khẳng định cao, bạn sẽ là một người tích cực. Những đứa trẻ đi bắt nạt có vấn đề với môi trường gia đình, chịu áp lực lớn từ cha mẹ và bị coi thường so với những đứa trẻ khác.

Trẻ ảnh hưởng từ gia đình như thế nào?

Luôn phủ định trẻ

Phủ định không chỉ là những lời nói trực tiếp như “con hư”, “con không được việc” mà còn bỏ qua cảm xúc của trẻ và áp đặt mong muốn của cha mẹ. Là cha mẹ, cha mẹ đều có mong muốn “việc có lợi cho con”, nhưng làm mọi việc trẻ làm sẽ lấy mất đi tính tự lập của trẻ. Theo một nghĩa nào đó, một tình huống không tôn trọng ý chí của trẻ cũng được xem là sự phủ định con. Hoặc vì những lý do như bận rộn trong công việc mà bỏ lỡ những cuộc chia sẻ cùng trẻ cũng là một việc làm từ chối cảm xúc của trẻ. 

Bảo vệ/ can thiệp quá mức

Yêu thương trẻ là điều tốt, nhưng không đồng nghĩa quá chiều chuộng hoặc bảo vệ quá nhiều .Nếu đứa trẻ luôn được ưu tiên và dễ dàng được tha thứ con sẽ trở thành một người luôn đặt cái tôi của mình lên cao, không thấu hiểu cảm xúc của người khác. Ngoài ra, nếu cha mẹ can thiệp quá nhiều, chẳng hạn như chủ động hỗ trợ bất cứ điều gì, trẻ sẽ không phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề. Kết quả là, khi mọi việc diễn ra không như ý, trẻ sẽ đỗ trách nhiệm cho mọi người xung quanh mình.

Không quan tâm trẻ

Trái ngược với sự bảo bọc quá mức, con có thể trở thành đứa trẻ áp bức bạn vì sự thờ ơ của gia đinh. Trẻ em cảm thấy cô đơn trong một môi trường mà cha mẹ ít dành thời gian cho con cái vì bận rộn công việc, hay khó để thấu hiểu nhau. Như một phản ứng đối với điều đó, trẻ sẽ tấn công những đứa trẻ được yêu quý vì cảm thấy ganh tị với sự hạnh phúc mà người khác có được.

Mối quan hệ giữa cha mẹ không tốt

Một cuộc sống mà cha và mẹ có mối quan hệ không tốt và nói xấu nhau sẽ gây ra rất nhiều áp lực cho đứa trẻ. Một gia đình luôn có những cuộc cãi vã, thành viên ít giao tiếp với nhau có thể trở nên không ổn định đối với trẻ. Khi thấy cha mẹ cãi nhau, trẻ thường tự trách mình rằng "Đều là lỗi tại mình" và trở nên bất an, dễ nỗi giận. Bên cạnh đó, cũng có trẻ sẽ tự kiềm chế, đóng vai “con ngoan” để bố mẹ hòa thuận. Nhưng sự căng thẳng đó sẽ được giải phóng bên ngoài ngôi nhà, như trường học.

Làm sao để trẻ không trở thành người bắt nạt?

Luôn có lý do để một đứa trẻ thích đi bắt nạt. Và nguyên nhân phần lớn là sự ảnh hưởng từ môi trường gia đình và mối quan hệ với cha mẹ. Vì vậy, thay vì đơn phương đổ lỗi cho trẻ, nếu mẹ không giải quyết vấn đề từ nguồn gốc bắt đầu:tại sao con lại như thế?, trẻ có thể tái diễn hành vi đó. Hãy xem xét lại môi trường xung quanh và lựa chọn phương pháp phù hợp để thấu hiểu nỗi lòng của con mẹ nhé!

Xem thêm: 【YOU are the best MOM】phần 25 - Trưởng thành cảm xúc từ những cuộc tranh luận giữa các bạn bè