HAJIMARIMOM.com

View Original

【YOU are the best MOM】- Phần 6 - Cơ hội tuyệt vời dành cho trẻ

Tranh luận giữa anh chị em trong nhà - giúp con tăng tính xã hội và khả năng đàm phán

Là cha mẹ,ai cũng muốn con cái hòa thuận cùng nhau. Khi các con tranh cãi, đánh nhau, hầu như cha mẹ nào cũng can ngăn và la rầy “hành vi xấu” này.Thế nhưng, trên thực tế, các cuộc tranh cãi giữa anh chị em trong nhà đối với các trẻ không nghiêm trọng như cha mẹ nghĩ. Có thể nói rằng, “ trẻ càng cãi nhau, tình cảm càng thân thiết hơn”. Và cãi vã giữa anh chị em với nhau cũng là cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp thu tính xã hội. Bằng cách học tính kiên nhẫn, thỏa hiệp với những điều bản thân cảm thấy không thích thú. Trẻ sẽ học được khả năng giao tiếp cơ bản - điều mà rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.

Lúc đầu, mẹ nên can thiệp và giúp các con truyền đạt những cảm xúc mà trẻ vẫn chưa thể nói thành thạo bằng lời

Mặc dù biết rằng cuộc tranh cãi giữa các con sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời trên, nhưng khi gặp tình huống như thế, hầu như cha mẹ nào cũng sẽ muốn con dừng lại. Vậy, cách tốt nhất dành cho cha mẹ là gì?Nguyên nhân gây ra cãi vã giữa anh trai và em gái phần lớn là những chuyện vặt vãnh. Cha mẹ khó có thể quan sát toàn bộ câu chuyện của cuộc cãi vã và thậm chí chúng ta sẽ không biết nhiều về việc cuộc cãi vã đã xảy ra như thế nào. Vì vậy, sẽ không tốt nếu cha mẹ chỉ đứng về một phía và phê bình phía còn lại. Tuy nhiên, Khi cuộc cãi vã giữa anh chị em nổ ra, và sẽ có nhiều đứa trẻ đến mách bố mẹ và mong muốn nhận được sự chú ý như “Anh/chị/em đánh con!” hay là “Anh/chị/em lấy đồ chơi của con!”. Những lúc như thế, cha mẹ nên làm gì? Khi trẻ đến nói với bạn, đừng phớt lờ hay thờ ơ điều đó. Điều đầu tiên cần làm là phản hồi lại những gì trẻ nói, xác nhận cho con rằng cha/mẹ đang lắng nghe. Mẹ hãy can thiệp và đặt câu hỏi để hỗ trợ các con như “Mẹ nghĩ anh/chị A đang nghĩ như thế này. Con nghĩ sao?” 

Xung đột được giảm bớt khi "thương lượng cách thuyết phục nhau và biết cách giải quyết vấn đề"

Sau khi truyền đạt cảm xúc cho các con, mẹ hãy gợi ý cho con những giải pháp để giải quyết cuộc tranh cãi đó. Chẳng hạn như, oẳn tù tì, xổ số, … bất cứ thứ gì chỉ cần các con đồng ý với nhau.Trẻ có thể mất hứng thú với đồ chơi trong khi thảo luận và cuộc cãi vã có thể đột ngột kết thúc. Xung đột là một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu các mối quan hệ và rèn luyện khả năng đàm phán. Dù sao, mẹ hãy khuyến khích các con đưa ra quyết định thông qua thảo luận. Nếu trẻ có thể tự giải quyết vấn đề, mâu thuẫn sẽ giảm đi.Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng mẹ sẽ không còn có ánh nhìn tiêu cực về những cuộc tranh cãi giữa các con! Hãy đối mặt với điều đó một cách tích cực, xem đó là cơ hội để trẻ có thể cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thương lượng của con mẹ nhé! 

Xem thêm: “Phương pháp giáo dục thay thế” (Alternative education) là gì?