HAJIMARIMOM.com

View Original

【YOU are the best MOM】- phần 9 - Dạy con tập nói

Khuyến khích trẻ bắt đầu tập nói nhờ việc chơi cùng cha mẹ

Thông thường,khi được một tuổi rưỡi, trẻ sẽ bắt đầu nói ra những "từ" có nghĩa đơn giản, và đến hai hoặc ba tuổi, trẻ sẽ kết hợp từng từ thành một câu "hai từ". Chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy rất vui khi có thể trò chuyện cùng con, đúng không? Sự phát triển về ngôn ngữ sẽ khác nhau ở từng trẻ. Vì vậy, mẹ cứ bình tĩnh theo dõi tình trạng của con đến năm lên 3 mẹ nhé!

Hãy khuyến khích con nói trong khi chơi đùa. Kích thích não bộ bằng các hoạt động thể chất

Khi nhắc đến việc học tập, chắc hẳn sẽ có nhiều gia đình coi trọng thời gian học tập bằng cách chuẩn bị sách giáo khoa và máy tính bảng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, khi học ngôn ngữ, trẻ có thể nghe và sử dụng thành thạo trong cuộc sống hàng ngày với gia đình, thầy cô và bạn bè mà không cần phải học đúng nghĩa như thông thường. Đặc biệt, sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nếu trò chuyện cùng con trong những lúc vui vẻ, vì lúc này não bộ sẽ được kích hoạt và tăng khả năng tiếp thu từ ngữ. Nhiều ý kiến ​​cho rằng cần cho trẻ tiếp xúc với một số tài liệu dạy chữ, ví dụ như thẻ từ. Tuy nhiên với một đứa trẻ còn nhỏ, thì rất khó để con có thể ngồi xuống và học tập đúng cách. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến khích mẹ áp dụng phương pháp vừa chơi vừa học, đặc biệt các trò chơi liên quan đến thể chất. Khi cơ thể vận động trong lúc chơi,sẽ giúp tăng cường kết nối giữa thân não và hệ thống limbic, có tác dụng cảm nhận và chuyển tải những từ nghe được. Ngoài ra, bằng cách di chuyển cơ thể, tâm trí của trẻ sẽ được giải phóng. Việc trẻ cười lớn hay thích thú khi chơi sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tập nói của trẻ. Bằng cách cười nói, cơ lưỡi và cơ mặt được huấn luyện một cách tự nhiên để phát triển chức năng miệng.

Cùng con nói nhiều mỗi ngày, giúp phát triển khả năng ngôn ngữ trong trẻ

Để trẻ có thể tự mình phát ra lời nói của bản thân, điều quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý đó là phản ứng và giao tiếp bằng lời nói. Khi một đứa trẻ tìm thấy thứ gì đó, mẹ có thể nói “À, con đang cầm … nhỉ”. Nếu mẹ không biết phải nói gì, hãy giải thích bằng lời những đặc điểm của những gì trẻ đang nhìn vào. Chẳng hạn như, khi trẻ đang nhìn vào một chú cún, mẹ có thể gợi ý những đặc điểm như “Chú cho đang sửa gâu gâu”, “Lông chú cún thật mềm con nhỉ” hay “Tai của nó to chưa nè con”... Thông tin đến từ mắt và tai sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn. Khi trẻ nhìn thấy một điều gì, hãy đáp lại phản ứng của trẻ bằng cách sử dụng những từ phù hợp với nét mặt của trẻ như “Dễ thương quá con nhỉ?, “Sao vậy con?”. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao tiếp và dẫn đến sự phát triển của ngôn ngữ trong.

Xem thêm: Tác nhân gây suy giảm thị lực ở trẻ nhỏ và phương pháp cải thiện sức khỏe về mắt