HAJIMARIMOM.com

View Original

6 phương pháp phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Triệu chứng và nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. 6 phương pháp phòng ngừa mẹ nên biết

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh khi khám tai mũi họng. Người ta nói rằng khoảng 60% trẻ em ở độ tuổi lên 1 và khoảng 80% ở độ tuổi lên 3 sẽ bị ít nhất một lần trong quá trình phát triển. Nếu coi nhẹ vì đây là bệnh thông thường thì có thể cứ tái đi tái lại nhiều lần hoặc bệnh trở nặng. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ cách điều trị viêm tai giữa phù hợp và cách chăm sóc sức khỏe bé có thể thực hiện tại nhà.

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh gì?

Viêm tai giữa là bệnh mà “tai giữa” nằm sau màng nhĩ gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị thích hợp, bệnh có thể chuyển sang "viêm tai giữa cấp tính" và "viêm tai giữa thanh dịch". Trường hợp nặng, có thể cần phải dùng phương pháp phẫu thuật cắt màng nhĩ để điều trị.

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ?

Vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào tai không gây ra bệnh viêm tai giữa. Và tình trạng này cũng không xảy ra khi nước trong hồ bơi hoặc bồn tắm vào mũi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ của vi khuẩn ở mũi do cảm lạnh, hay sự rối loạn chức năng ống Eustachian. Khi cảm lạnh và viêm mũi dị ứng, dịch sẽ chảy ngược vào tai từ phía sau mũi và gây ra bệnh viêm tai giữa.

Triệu chứng của bệnh 

Triệu chứng thường thấy là đột nhiên đau một bên tai, hay tai trẻ quá nhạy cảm và dễ bị đau. Tuy nhiên, cơn đau thường thuyên giảm trong khoảng một giờ. Ở trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ thường xuyên ngoáy tai và lắc đầu, hay có thể bị sốt đột ngột. Đặc biệt đối với trường hợp viêm tai giữa thường sốt từ chiều đến tối. Bệnh thường xuất hiện từ 3 đến 7 ngày sau khi bắt đầu bị cảm lạnh ở mũi hoặc cổ họng.

Tại sao trẻ dễ bị bệnh viêm tai giữa?

Không giống như người lớn, trong trường hợp trẻ em, "ống eustachian" nối mũi / miệng và tai dày và ngắn, do hai đặc điểm là đường dốc thoải từ tai xuống họng rất ngắn nên vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập và dễ xảy ra bệnh viêm tai giữa. Ngoài ra, bởi vì sức đề kháng của trẻ cũng như  bộ phận niêm mạc mũi họng còn non nớt nên rất dễ bị cảm lạnh, từ đó cũng dễ mắc bệnh viêm tai giữa.

Điều trị viêm tai giữa cấp tính

Qua quá trình thăm khám, đối với một số trường hợp, viêm tai giữa cấp tính có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, Nếu ngừng điều trị sớm, bệnh viêm tai giữa có thể sẽ tái phát nhiều lần dẫn đến tình trạng viêm tai giữa mãn tính. Do đó, điều quan trọng là phải được điều trị và theo dõi thích hợp cho đến khi khỏi hẳn.

6 phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Sẽ rất vất vả nếu trẻ mắc phải bệnh viêm tai giữa. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu mẹ chuẩn bị thật tốt để phòng ngừa căn bệnh này. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 6 phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa hiệu quả dành cho trẻ nhỏ mẹ nhé!

1. Hút dịch mũi ở nhà

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ hầu như đến từ nguyên nhân dịch mũi. Chảy nước mũi chứa một lượng lớn vi trùng và vi rút. Vì vậy, cần chăm sóc khi trẻ bị sổ mũi một cách cẩn thận. Đặc biệt với những trẻ bị sổ mũi và bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần.

2. Cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu khuẩn

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa là do “phế cầu khuẩn”. Người ta nói rằng bệnh viêm tai giữa do vi khuẩn này gây ra có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa viêm phổi cho trẻ em.

3. Cho trẻ uống sữa với tư thế thẳng đầu

Việc cho trẻ bú sữa bằng bình có thể gây ra “viêm tai giữa”. Điều này là do tư thế nằm ngang khi cho con bú và sữa chảy vào tai giữa qua vòi Eustache dẫn đến trình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, hãy cố gắng cho trẻ bú sữa ở tư thế ngẩng cao đầu hoặc giúp trẻ ợ hơi sau khi cho con bú.

4. Tránh xa khói thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa khí axit hydrocyanic. Trẻ em rất dễ bị nhiễm khí axit hydrocyanic này và có thể gây viêm tai giữa. Do đó mà theo nhiều khảo sát, trẻ em sống trong gia đình có nhiều người hút thuốc lá sẽ dễ gặp tình trạng bệnh viêm tai giữa hơn nhóm còn lại. Chính vì thế, mẹ cần để ý và giúp con tránh xa khỏi khói thuốc là càng nhiều càng tốt.

5. Không nên sử dụng núm vú giả(núm vú cao su) trong thời gian dài

Trẻ em sử dụng núm vú giả ngay cả sau 12 tháng tuổi được cho là dễ bị viêm tai giữa hơn. Điều này là do áp lực âm được cảm nhận trong không gian của cổ họng và mũi, có ảnh hưởng xấu đến ống tai khi liên tục sử dụng núm vú giả. Nếu con bạn bị viêm tai giữa lặp đi lặp lại hoặc kéo dài, hãy ngừng sử dụng núm vú giả.

6. Loại bỏ các chất gây dị ứng liên quan đến môi trường

Các chất gây dị ứng như bụi có thể gây nghẹt mũi. Nó gây sưng tấy và làm tắc ống tai. Vì vậy, dọn dẹp phòng nơi trẻ ngủ cũng sẽ là một cách để phòng ngừa căn bệnh này.

Xem thêm: Cùng làm “Bánh xếp rau củ mà các bé yêu thích” mẹ nhé