"Bé chơi với đồ ăn" - Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân và cách khắc phục khi bé mất tập trung khi “bé chơi cùng đồ ăn”
Mẹ có đang cảm thấy muộn phiền khi con luôn chơi với đồ ăn trong bữa cơm? Chẳng hạn như trẻ sẽ thử nghiền thức ăn bằng tay, làm đổ và nghịch nước uống trên bàn ăn… Mặc dù biết đây là tính tò mò của con với thế giới xung quanh trong giai đoạn phát triển, nhưng đôi lúc mẹ cũng sẽ không tránh khỏi sự nóng giận khi con bày bừa khắp bàn ăn. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về nguyên nhân khiến bé thích chơi cùng đồ ăn và một số cách để khắc phục tình trạng này. Mẹ hãy theo dõi đến cuối bài viết để bỏ túi cho mình cách phù hợp với trẻ nhà mình nhé!
“Bé chơi với đồ ăn”
Cụm từ này thường được dùng khi “trẻ bắt đầu chơi trong khi ăn các bữa chính và bữa ăn nhẹ". Các hành động mẹ sẽ thường thấy như nhào thức ăn, xáo trộn thức ăn trong đĩa, hoặc cho thức ăn vào ly. Hơn thế nữa, trẻ thậm chí có thể ném thức ăn và bát đĩa xuống sàn hoặc đứng lên ghế. Tình trạng này thường gặp ở trẻ ở độ tuổi 8 tháng đến 1 tuổi, khi các hoạt động cơ thể của con dần linh hoạt hơn.
Nguyên nhân khiến bé thích chơi với đồ ăn
Trẻ nhỏ thường có giai đoạn bỏ bất cứ đồ vật vào miệng để ăn thử, kể cả đồ chơi. Khi làm như vậy, trẻ sẽ phán đoán được “cái này ăn được, hay không ăn được". Và khi trẻ lên 1, con sẽ có khả năng nhìn và phán đoán, vì vậy hành động đưa mọi thứ vào miệng để thứ cũng sẽ giảm dần. Từ lúc này, trẻ có thể đánh giá thức ăn bằng cách sử dụng tốt nhất năm giác quan thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác và vị giác.Ngay cả khi mẹ nhìn thấy trẻ giống như đang đùa nghịch, nhưng thực tế rằng con đang học hỏi từ ngày. Ví dụ như trẻ sẽ sờ và bóp nát thức ăn. Con sẽ hiểu rằng lần này mình dùng lực quá nhiều, lần sau sẽ nhẹ nhàng hơn. Hay khi con đổ canh ra bàn, con sẽ hiểu “Hóa ra khi đánh vào nước thì nó sẽ phát ra những âm thanh như thế này”Hầu hết trẻ em thường bắt đầu giai đoạn chơi với đồ ăn vào khoảng năm 1 tuổi. Đây là dấu hiệu của quá trình trưởng thành ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc mẹ sẽ muốn dừng tình trạng này lại. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số cách xử lý “khi trẻ nghịch cùng đồ ăn”.
Cách cách xử lý khi “bé chơi với đồ ăn”
Dù giai đoạn này được nói là quá trình phát triển quan trọng ở trẻ nhỏ, nhưng mẹ cũng sẽ rất vất vả khi dọn dẹp nếu bàn ăn và khu vực xung quanh trở nên bừa bộn và không vệ sinh. Và đôi khi, trẻ có thể sẽ làm bẩn khẩu phần ăn của bản thân. Do đó, hãy tham khảo một số cách dưới đây mẹ nhé!
Chuẩn bị, tạo ra một môi trường dễ dàng loại bỏ vết bẩn
Một trong những rắc rối lớn nhất khi “bé chơi với đồ ăn” là quá trình dọn dẹp sau bữa ăn. Khi bận rộn chăm sóc con cái mỗi ngày, thời gian dọn dẹp, giặt giũ đã là một gánh nặng rất vất vả trên vai các bà mẹ. Vì vậy, chuẩn bị sẵn không gian và dụng cụ để hạn chế xung quanh nhà bị bẩn sau bữa ăn, và cách để dọn dẹp dễ dàng hơn sẽ giúp giảm phần nào gánh nặng của mẹ. Với không gian như thế, dù con làm bẩn cũng không sao. Điều này sẽ giúp cả cha và mẹ giảm được căng thẳng trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Ví dụ như, mẹ có thể thử chuẩn bị tạp dề ăn uống để hạn chế trẻ làm bẩn quần áo. Hay lót giấy báo dưới sàn để dễ dàng lau chùi hơn.
Quyết định khoảng thời gian cho một bữa ăn
Khi trẻ chơi đùa cùng đồ ăn, khẩu phần ăn của trẻ sẽ bị giảm đi. Điều này khiến không ít bà mẹ cảm thấy lo lắng về vấn đề suy dinh dưỡng ở con. Tuy nhiên, vì muốn trẻ ăn nhiều mà bắt đầu sớm bữa ăn hoặc thời gian dùng bữa bị kéo dài, điều này có thể sẽ phản tác dụng mong muốn của mẹ. Do đó, nếu mẹ muốn trẻ ăn đủ, hãy quyết định thời gian cho một bữa ăn. Ăn vào một giờ cố định hàng ngày và dành khoảng 20 phút cho một bữa ăn. Khi đó, trẻ sẽ nhận thức được mình cần hoàn thành bữa ăn trước khi bữa ăn kết thúc. Trước khi dùng bữa, nếu trẻ đói bụng và muốn ăn đồ ăn vặt, mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều. Nếu trẻ đói, con sẽ mong chờ đến bữa ăn tiếp theo và tình trạng chơi đùa cùng đồ ăn sẽ dần được giải quyết.
Cho trẻ ăn khi con muốn và không ép con ăn
Khi con bạn bắt đầu đứng lên hoặc đi xung quanh trong bữa ăn, mẹ không cần phải đuổi theo và ép trẻ ăn hết phần ăn của mình. Vì nếu mẹ tiếp tục cho con ăn, điều này sẽ vô tình tạo thói quen xấu vừa ăn vừa chơi ở trẻ nhỏ. Do đó, khi thấy trẻ bắt đầu đứng dậy khỏi bàn ăn và muốn chơi đùa, hay nhẹ nhàng nhắc nhở con dọn dẹp bữa ăn của mình. Trong lúc này, không nên nóng giận hay la mắng con mẹ nhé!Nếu chưa no, trẻ có thể với tay vào đĩa hoặc chỉ vào đĩa của người khác để biểu thị rằng con muốn ăn thêm. Khi đó, mẹ hãy yêu cầu trẻ ngồi ngay ngắn, và đem lại phần ăn của con. Để tạo được thói quen này, mẹ cần phải có sự kiên nhẫn. Nhưng bằng cách lặp lại quá trình này, trẻ sẽ dần học được việc "ngồi ngay ngắn khi ăn" và "không ăn khi chơi".
Đối với con, an và chơi là quá trình cần thiết trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Hãy giảm những căng thẳng và gánh nặng bằng những cách cải thiện trên mẹ nhé!
Khi con vừa ăn vừa chơi, sẽ nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu và bực bội. Tuy nhiên, khi thay đổi suy nghĩ và hiểu rằng đây là một quá trình không thể thiếu trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Áp dụng các cách để dọn dẹp dễ dàng, giữ gìn không gian bếp ăn sạch sẽ có thể giúp mẹ giảm bớt gánh nặng và thoải mái hơn. Vì vậy, hãy thử những cách trên để quá trình chăm con không còn quá khó khăn nữa mẹ nhé!
Xem thêm: Bé vào bếp cùng mẹ – bánh flan đơn giản bằng lò vi sóng!