HAJIMARIMOM.com

View Original

Biện pháp phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ sơ sinh

Dù đã đeo khẩu trang cho con, mẹ vẫn lo lắng con sẽ sốc nhiệt! Hãy tham khảo 6 biện pháp phòng tránh sốc nhiệt sau đây mẹ nhé!

Khi trời trở nắng, nhiệt độ tăng cao, là thời điểm dễ gây nên tình trạng say nắng, sốc nhiệt. Năm nay, chúng ta thường xuyên đeo khẩu trang như một biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid. Tuy nhiên, cũng vì thế mà chúng ta dễ cảm thấy nóng và dễ say nắng hơn. Đặc biệt là với gia đình có con nhỏ, sẽ càng lo lắng hơn cho tình trạng sức khỏe của con.Say nắng (hay sốc nhiệt) là bệnh mà chức năng điều nhiệt bị bất thường do môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi trời nóng và nhiệt độ tăng, cơ thể sẽ đổ mồ hôi và cố gắng điều tiết để hạ nhiệt độ toàn thân. Tuy nhiên khi cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều, cơ thể sẽ trở nên thiếu nước. Khi tình trạng mất nước trở nên trầm trọng, cơ chế hạ nhiệt độ cơ thể không hoạt động, thân nhiệt tăng cao hơn nữa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Trong một số trường hợp trở nặng, chúng ta có thể ngất xỉu hoặc co giật.Đặc biệt, trẻ sơ sinh có chức năng điều nhiệt kém vì cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện. Nên trẻ sơ sinh có nguy cơ bị say nắng và sốc nhiệt cao, vì vậy cần phải có những biện pháp thích hợp. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu các biện pháp phòng tránh say nắng (sốc nhiệt) ở trẻ sơ sinh.

Lý do trẻ dễ bị sốc nhiệt (say nắng)?

Trong môi trường nóng bức, con người đổ mồ hôi và tản mồ hôi trên bề mặt cơ thể, cố gắng giữ nhiệt độ cơ thể ở mức 37°C. Tuy nhiên, có một giới hạn đối với khả năng giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Đặc biệt, trẻ em kém phát triển hơn trong việc kiểm soát thân nhiệt so với người lớn. Ngoài ra, trẻ dễ bị say nắng do diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể và dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.Trẻ mới biết đi có chiều cao thấp hơn người lớn. Do đó dễ bị phản xạ từ mặt đất hơn. Khi cha và mẹ cảm thấy nóng, trẻ sẽ cảm thấy nóng hơn. Ví dụ, khi người lớn cảm thấy mức nhiệt ở 32℃, thì trẻ sẽ cảm thấy nóng ở mức 35℃. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn thận kiểm tra tình trạng của trẻ khi nhiệt độ khiến cơ thể người lớn cảm thấy nóng bức.Ngoài ra, trẻ cũng có thể không nhận ra rằng bản thân không khỏe hay khát nước khi mải mê chơi đùa. Với những đứa trẻ nhỏ hơn, con sẽ chưa biết cách thể hiện bản thân cảm thấy nóng bức bằng lời nói. Chính vì vậy, khi người lớn nhận ra điều gì bất thường, có thể tình trạng của trẻ đã trở nên tồi tệ hơn. Do đó, cần thường xuyên để ý đến trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Phương pháp phòng tránh sốc nhiệt cho trẻ nhỏ

1. Bổ sung nước thường xuyên

Vào những ngày nhiệt độ cao, ánh nắng gay gắt, việc thực hiện các biện pháp chống say nắng đúng cách là vô cùng cần thiết. Và biện pháp dành cho trẻ nhỏ là bổ sung lượng nước thường xuyên. Chỉ cho trẻ uống nước khi “con thấy khát” sẽ không tốt cho cơ thể của trẻ. Do đó, mẹ cần thường xuyên cho con uống nước trước khi trẻ cảm thấy khát. Ngay cả khi ở nhà, việc uống đủ nước cũng rất quan trọng. Vì vậy, việc dạy con tự giác uống nước là vô cùng cần thiết.Vậy thì, trẻ sơ sinh cần bổ sung lượng nước bao nhiêu một ngày? Người ta nói rằng cơ thể con người mất khoảng 2000 ㎖ nước mỗi ngày. Để bù lại lượng nước đã mất này, cần bổ sung khoảng 1000 ㎖ nước có trong chế độ ăn và khoảng 1000 ㎖ bằng đồ uống. Thay vì uống nhiều nước cùng một lúc, hãy chia ra và chăm chỉ uống một cốc nước mỗi lần.

2. Không để trẻ một mình

Trẻ sơ sinh chưa thể di chuyển một mình. Đừng để con bạn một mình trong một thời gian ngắn. Ví dụ, không bao giờ để trẻ trong xe một mình ngay cả khi bật máy làm mát chỉ vì trẻ đã ngủ.

3. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt và ánh sáng mặt trời

Điều quan trọng đối với trẻ nhỏ là thay đổi quần áo của trẻ theo nhiệt độ và thân nhiệt. Bảo vệ đầu cũng như sau đầu và cổ của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí và mát mẻ, đội mũ rộng vành. Màu đen dễ hấp thụ ánh sáng mặt trời nên có xu hướng nóng và có nguy cơ làm thân nhiệt cao lên. Nếu trời nóng và oi bức và cần nhiều thời gian ở ngoài trời, hãy tránh mặc quần áo và mũ màu đen và thay vào đó hãy cho trẻ mặc quần áo màu sáng như trắng hoặc kem.

4. Tránh nắng và nhiệt độ cao

Trong những ngày nắng nóng oi bức, chỉ nên ở ngoài trời khoảng 30 phút đổ lại. Ngoài ra, xe đẩy của trẻ dễ bị hấp thụ nhiệt từ mặt đát và ánh nắng mặt trời. Vì vậy, tránh để xe đẩy của trẻ dưới ánh nắng mặt trời và sử dụng nó trong thời gian dài trong những ngày nắng nóng.

5. Xây dựng một cơ thể có thể chịu được nhiệt

Một cơ thể khỏe mạnh nhờ vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày. Do đó, cần ăn đủ 3 bữa một ngày. Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc và điều chỉnh nhịp sống để xây dựng cơ thể khỏe mạnh.

6. Liên tục quan sát tình hình, sức khỏe của trẻ

Vì trẻ còn nhỏ nên con chưa thể quản lý tình trạng sức khỏe của mình. Vì vậy, người lớn cần thường xuyên kiểm tra, quan sát tình trạng cơ thể của trẻ qua lượng mồ hôi, màu da của bé.

Xem thêm: Phương pháp Dalcroze, phát triển kỹ năng âm nhạc trong con