HAJIMARIMOM.com

View Original

Bốn giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ - Jean Piaget

Lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget hữu ích cho việc chăm sóc trẻ em như thế nào?Nếu mẹ biết giai đoạn phát triển của con mình, bạn sẽ hiểu rằng “bởi vì con đang ở giai đoạn này, do đó con đang có những cách nghĩ và hành động như thế”. Nếu hiểu được điều đó, những căng thẳng trong quá trình nuôi dạy trẻ nhỏ sẽ dần được giảm đi. Hiểu được điều đó, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ “Lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget”. Hãy đọc đến cuối bài và rút ra những mẹo hay trong việc thấu hiểu tâm lý trẻ và nuôi dạy con cái mẹ nhé!Nhà tâm lý học trẻ em Jean Piaget là ai?Jean Piaget, một giáo sư tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ, một nhà tâm lý học và triết học. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu và tạo ra các lý thuyết phát triển về giai đoạn nhận thức của trẻ nhỏ. Ông đã dành cả cuộc đời của mình như một nhà nghiên cứu và học giả trong việc tương tác, quan sát và đọc các báo cáo về tâm lý trẻ em. Ông đã tìm hiểu ra con người có những "giai đoạn phát triển" chung. Về mặt lâm sàng và khoa học ông đã làm rõ sự phát triển trí thông minh từ trẻ sơ sinh đến tuổi vị thành niên, đóng góp rất nhiều vào sự tiến bộ của tâm lý học trong thế kỷ 20. Nói cách khác, là ông đã phát hiện ra rằng “trẻ em suy nghĩ khác với người lớn”.Lý thuyết phát triển nhận thức của PiagetSự phát triển xảy ra khi những suy nghĩ và hành động trở thành những hệ thống khác nhau về chất. Sự phát triển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo không chỉ là việc có thể làm được nhiều thứ hơn mà còn là khả năng, cách làm việc khác so với trước. Ví dụ, một em bé đầu tiên sẽ biết bò và sau đó có thể đi bằng hai chân. Tuy nhiên, hành động "đi hai chân" này không phải là sự tiến triển từ việc bò, mà là "hành động thay đổi về chất" hoàn toàn khác với “hành động bò” trước đó.Lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget gồm 4 giai đoạn phát triển cơ bản:

  • Sensory Motor (Schema - Lược đồ khái niệm nhận thức): hình thành nền tảng để xử lý thông tin
  • Preoperational (Đồng hóa): Xử lý thông tin mới với lược đồ (schema) hiện có
  • Concrete Operational (Điều chỉnh): Khi không thể xử lý thông tin mới dựa trên những lược đồ hiện có, thay đổi cách làm và nhận thức 
  • Formal Operational (Đồng nhất): Cải thiện độ chính xác của nhận thức bằng cách đồng hóa và điều chỉnh

Người ta nói rằng sự phát triển là sự thay đổi của scheme khi trạng thái cân bằng được lặp lại. Ví dụ, về hành động "bú" một em bé:

  • Khi bú sữa mẹ, trẻ sẽ thỏa mãn được cơn đói (tiếp nhận schema)
  • Khi bú bình, trẻ có thể uống sữa và no bụng (đồng hóa)
  • Khi trẻ cố gắng hút một chiếc khăn, nhưng con không thể uống được gì và cơn đói của conkhông được thỏa mãn. (điều chỉnh)
  • Khi đói bụng, con sẽ bú sữa mẹ hoặc bú bình mà không phải là hút khăn (đồng nhất)

Theo cách này, "sự phát triển" tiến triển bằng cách cân bằng giữa "những gì trẻ đã biết" và "những gì con mới tiếp thu".Bốn "lý thuyết phát triển nhận thức" của Piaget là gì?"Lý thuyết phát triển nhận thức" do Piaget chủ trương cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực tâm lý học, sư phạm, triết học và sinh học. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng giai đoạn mẹ nhé!Giai đoạn vận động, cảm giác(0~2 tuổi)Giai đoạn này không phải là lúc cho trẻ học thuộc các con số và chữ cái để tăng thêm kiến ​​thức、mà điều quan trọng là cho trẻ tương tác với mọi người xung quanh. Hãy cho trẻ vận động tự do, và âu yếm con thật nhiều mẹ nhé! Đó là khoảng thời gian mà trẻ chưa thể suy nghĩ và phản ứng lại. Vì vậy con có thể lặp lại nhiều lần những trò nghịch ngợm của bản thân. Nhưng hãy bình tĩnh và chỉ dạy "tốt / xấu" cho một cách ngắn gọn, dễ hiểu.Giai đoạn tiền hoạt động(2 ~7tuổi)Trong giai đoạn này, các kỹ năng ngôn ngữ của con đã phát triển đáng kể, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ cũng được tăng lên, và đặc biệt khoảng thời gian này rất nhiều trẻ thích trò chơi "đóng vai”. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa thể suy nghĩ theo cảm xúc của người khác, con sẽ có lối suy nghĩ tự cho mình là trung tâm và trở nên một khuôn mẫu có những hành vi ích kỷ. Do đó thường xảy ra xung đột với bạn bè và anh chị em trong nhà.Khi bị cha mẹ la mắng, trẻ dễ nổi loạn. Điều này dễ khiến cha mẹ khó chịu và tức giận. Thế nhưng, đầu tiên, mẹ hãy lắng nghe những gì con muốn nói. Sau đó, hãy truyển đạt những điều không tốt mà con đã làm, và tập cho trẻ xin lỗi khi cần thiết. Bằng cách sắp xếp và nhận ra những sai lầm theo cách này, trẻ sẽ sự gắn kết với giai đoạn tiếp theo là tư duy logic và tư duy trừu tượng, là đặc điểm của giai đoạn hoạt động cụ thể (7 đến 11 tuổi) và giai đoạn hoạt động chính thức (11 tuổi trở lên).Giai đoạn hoạt động cụ thể(7 ~11 tuổi)Trong giai đoạn này, các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư duy logic phát triển, dần dần thoát khỏi tư duy coi mình là trung tâm và phát triển sự đồng cảm. Và trẻ sẽ có thể nói và hành động dựa trên cảm xúc của đối phương. Trẻ sẽ có thể hiểu các khái niệm số như trọng lượng, chiều dài và khoảng cách, và việc chơi các trò như “đóng vai” sẽ giảm dần.Giai đoạn hoạt động chính thức(11 tuổi trở lên)Trẻ sẽ có thể suy nghĩ một cách logic và trừu tượng, và con sẽ hiểu được tiến trình của sự việc. Cho dù chưa có trải nghiệm thực tế, trẻ cũng có thể vẽ lên được những hình ảnh, giải thích bằng lời nói bằng trí tưởng tượng của bản thân.Khi mẹ hiểu được các giai đoạn phát triển của một đứa trẻ, cách bạn đối xử và hỗ trợ với tư cách là cha mẹ sẽ thay đổi. Hãy tham khảo bài viết trên đây và lựa chọn những cách nuôi dạy thích hợp dành cho trẻ mẹ nhé!