"Bức tường tuổi lên 10" ở trẻ
“Bức tường năm 10 tuổi” là gì? Cha mẹ nên làm gì để cùng con vượt qua?
Mẹ đã từng nghe “bức tường tuổi lên 10” của con chưa? Trong thời gian này, trẻ dễ cảm thấy mình yếu đuối, mất tự tin, hay va phải “bức tường” trong nhiều tình huống khác nhau như học tập, sinh hoạt, quan hệ bạn bè. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích “bức tường” này là gì, và cách giải quyết dành cho cha mẹ luôn bận rộn công việc.
Bức tường năm 10 tuổi?
Ở độ tuổi 9-10, trẻ sẽ có thể nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan ở một mức độ nào đó. Đây là giai đoạn mà trẻ nhận thấy được, bản thân phải làm nhiều điều hơn trước đó vì bản thân đang dần trưởng thành hơn. Mặt khác, có sự khác biệt lớn giữa các cá nhân trong quá trình phát triển và đây cũng là thời điểm trẻ có thể hiểu rõ ràng những gì “trẻ có thể làm” và “không thể làm” bằng cách so sánh bản thân với bạn bè và anh chị em xung quanh. Những sự ảnh hưởng lớn của “bức tường tuổi lên 10” ở trẻ được chia thành 3 mặt chính “cuộc sống sinh hoạt hằng ngày”, “học tập”, “thể lực”
Trên phương diện cuộc sống sinh hoạt
Trẻ em trong khoảng thời gian này còn được gọi là "tuổi băng đảng". Ở độ tuổi này, trẻ sẽ nghĩ đến những đánh giá từ bạn bè cùng thế hệ hơn là những đánh giá của người lớn như cha mẹ và giáo viên. Khi được một người bạn chỉ ra điểm chưa tốt, con rất quan tâm. Thế nhưng, cho cha mẹ nhẹ nhàng động viên và an ủi rằng “Không sao đâu”, con cũng có thể không nghe. Ngoài ra, khi năng lực phán đoán khách quan ở trẻ bắt đầu phát triển, trẻ sẽ dễ cảm thấy tự ti với môi trường xung quanh, nói rằng "Mình không thể làm được điều này so với bạn bè." và "Mình cũng không thể làm được điều này" và thường có bỏ mặc, trốn tránh vì con nghĩ rằng "dù sao thì cũng không thể".
Trên phương diện học tập
Kiến thức ở trường tiểu học chủ yếu tập trung vào các đồ vật cụ thể có thể nhìn thấy được và những thứ quen thuộc. Tuy nhiên, khi lên trung học, số lượng nội dung bài học trừu tượng khó hình dung cụ thể, chẳng hạn như số thập phân, phân số và khoa học ngày càng tăng lên. Khi lượng kiến thức học như vậy tăng lên, trí trừu tượng của trẻ cũng sẽ bắt đầu được nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sẽ có nhiều sự khác nhau trong quá trình trưởng thành, và đôi lúc sẽ có một vài trẻ vấp phải khó khăn trong giai đoạn này.
Trên phương diện thể chất
Giai đoạn này, trẻ cũng sẽ có sự phát triển lớn về thể chất. Tuy nhiên, tốc độ phát triển ở mỗi trẻ cũng sẽ khác nhau. Trường hợp rất thường gặp đó là một đứa trẻ cao lên trong nháy mắt, trong khi một đứa trẻ khác chưa phát triển đến mức đó. Ngoài ra, với những thay đổi về thể chất, hiệu suất thể thao bắt đầu khác nhau, bởi vì trẻ có thể nhìn nhận bản thân một cách khách quan, nên đây cũng là giai đoạn con có thể nhận thức được “Bản thân mình có thể/ không thể vận động.”
Cách cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn tuổi lên 10
Trẻ em có thể vượt qua rào cản và lớn khôn, nhưng nếu quá lo lắng, con cần sự hỗ trợ của người lớn. Chúng tôi sẽ giải thích những cách mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp đỡ con.
Khen ngợi con
Những đứa trẻ mất tự tin vì tập trung vào điểm yếu của mình so với những trẻ khác cần phải tự lập. Một trong những cách tốt nhất mà gia đình có thể áp dụng là khen ngợi trẻ. Cha mẹ có thể nói cho trẻ biết trẻ làm được gì và làm được gì để trẻ lấy lại sự tự tin và lòng tự trọng. Khen ngợi và thừa nhận giúp trẻ nhận thức được điểm mạnh của bản thân. Trong giai đoạn này, khi nhận được lời khen ngợi chung chung, trẻ sẽ nghi hoặc rằng có thật sự là khen con hay không. Chính vì vậy, thay vì chỉ dùng những lời khen ngợi hoa mỹ, điều quan trọng là phải truyền đạt cụ thể lời nói và hành động tốt nào ở con. Nếu trẻ hài lòng với lời khen, trẻ sẽ có thể phục hồi sự tự tin của mình. Sau đó, cha mẹ và con hãy cùng nhau thảo luận cụ thể về cách những gì con có thể làm những gì không thể làm. Từ đó dành cho con những lời khuyên hữu ích, và hy vọng con sẽ cùng chia sẻ với cha mẹ. Từ đó, trẻ có thể sẽ lấy lại được sự tự tin của bản thân.
Cụ thể hóa sự rèn luyện, hỗ trợ trẻ
Sẽ tốt hơn hết nếu cha mẹ hỗ trợ trẻ như đưa ra ví dụ cụ thể và trực quan dễ hiểu bằng hình ảnh, sơ đồ, minh họa,… để trẻ hình dung cụ thể nhất có thể. Với những kiến thức như thí nghiệm khoa học và chuyển động của các chòm sao, hãy cho trẻ xem những giải thích hiện tượng cụ thể bằng hình ảnh, video dễ hiểu. Điều này sẽ giúp con dễ dàng tiếp thu hơn. Ngoài ra, việc ôn tập và học tập lặp đi lặp lại là rất quan trọng đối với những điều trẻ chưa giỏi. Đặc biệt, môn toán là môn học mang tính chất tích lũy kiến thức qua nhiều năm nên nếu trẻ không giỏi ở đâu đó sẽ ngày càng có nhiều điều trẻ không bắt kịp và dẫn đến không hiểu bài. Hãy tìm hiểu xem trẻ biết được bao nhiêu và chưa biết gì để có thể hỗ trợ mẹ nhé. Nó cũng hiệu quả để giải quyết nhiều lần các vấn đề tương tự và các vấn đề liên quan để thiết lập sự hiểu biết.
Tìm những điều trẻ giỏi
Khi trẻ hiểu và biết được những điều mình giỏi, con sẽ tăng thêm sự tự tin của bản thân. Ví dụ, nếu con là một đứa trẻ thích sách, hãy giúp con phát hiện ra rằng trẻ có thể đọc nhiều sách cũng là một “lợi thế”. Ngoài ra, nếu con tự ti rằng bản thân không giỏi thể thao. Nếu cha mẹ giúp trẻ chinh phục được 1 trong những bộ môn thể thao, con có thể sẽ có lại sự tự tin và dễ dàng giải quyết vấn đề của bản thân hơn. Ví dụ, một đứa trẻ chạy nước rút chậm có thể đạt được kết quả trong cuộc chạy marathon. Có rất nhiều thể loại tập thể dục, chẳng hạn như trò chơi bóng, thể dục dụng cụ và bơi lội. Chỉ cần giỏi 1 bộ môn cũng không sao. Chỉ cần trẻ có thể rèn luyện và giỏi một bộ môn đó, sẽ lấy lại được sự tự tin trong con. Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách rèn luyện cùng con.
Luôn theo dõi và cùng con vượt qua “bức tường tuổi lên 10” mẹ nhé!
Khi con bước sang 9 ~ 10 tuổi, con sẽ phải gặp “bức tường” như thế. Tuy nhiên, đây không phải là một điều xấu. Đây là một trong những bước đệm giúp con trưởng thành hơn. Vượt qua được bức tường này, con sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Hãy dành cho con những điều ấm áp và cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé!