HAJIMARIMOM.com

View Original

Bướng bỉnh tuổi lên 4

Sự bướng bỉnh khi trẻ lên 4 là cơ hội tuyệt vời cho tương lai!Hẳn là nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy khó khăn khi phải giải quyết những lúc trẻ khóc hay không nghe lời nếu sự việc không diễn ra như trẻ muốn. Với những hành động ngang bướng này của trẻ, thì cha mẹ nên làm gì thì tốt đây?Đặc biệt là khi trẻ lên 4, chúng ta sẽ thường thấy khi có việc xảy ra không như ý muốn của bản thân, trẻ sẽ dễ dàng trở nên xúc động, cáu kỉnh và ngang bướng. Mặc dù đây là một giai đoạn vất vả, nhưng tùy theo cách suy nghĩ của cha mẹ mà đây có thể nói là một cơ hội tuyệt vời để trẻ học cách vượt qua những điều mà bản thân trẻ không thích làm. Hãy cùng con vượt qua giai đoạn này và cùng con nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cha mẹ nhé!

Những lời nói tiêu cực như “Con không muốn làm”, “Con không thích”, không phải là cảm xúc của trẻ

Trong độ tuổi lên 4, khi trẻ nói những lời như “Con không thích” trong lúc nóng giận, thì còn che giấu rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Trước hết, mẹ hãy tiếp nhận cảm xúc ngang bướng đó của trẻ và chờ lời nói tiếp theo của trẻ. Trong độ tuổi này, rất nhiều điều trẻ muốn làm nhưng không thể tự mình hoàn thành hay không được cha mẹ cho phép làm, và trẻ cũng không thể diễn đạt ngôn từ một cách mạch lạc. Do đó trẻ đang cố gắng để truyền đạt những điều mình muốn. Vì vậy cha mẹ hãy hỗ trợ trẻ trong việc truyền đạt cảm xúc thành ngôn từ để có thể dễ dàng hiểu con đang mong muốn điều gì cha mẹ nhé.

Hãy cùng con suy nghĩ và vượt qua trở ngại này

Hãy cùng trẻ suy nghĩ khi con gặp vấn đề. Khi cảm xúc của trẻ dâng trào, để giúp trẻ bình tĩnh lại, mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, mẹ hãy nói lại những lời mà trẻ liên tục lặp đi lặp lại. Sau đó, mẹ hãy cùng con suy nghĩ cách giải quyết vấn đề. Đưa cho con những lời khuyên, cách giải quyết cụ thể cũng là một điều mẹ nên thử. Vậy thì những lúc trẻ trở nên ngang bướng và xúc động, thì mẹ nên làm gì? Những lúc con có cảm xúc tức giận như thế, hãy truyền đạt với con rằng cũng sẽ có cách giải quyết.

Mẹ hãy lắng nghe, chia sẻ cảm xúc cùng con mẹ nhé!

Khi mẹ có thể hiểu được mong muốn của trẻ chỉ qua những nét mặt, mẹ sẽ có thể gần gũi với con hơn. Mẹ đừng bị lay động hay bực tức bởi những lời nói khi trẻ không vui, hãy cùng con bình tĩnh lại và sẻ chia cùng con. Đầu tiên, mẹ hãy thể hiện sự đồng cảm với những lời con lặp đi lặp lại cùng những câu nói “Vậy à”, “Đúng rồi nhỉ”... Cho dù nhiều khi phải đi đường vòng, nhưng bởi vì cảm xúc của con trẻ rất là quan trọng nên mẹ hãy nhanh chóng đưa ra cách giải quyết. Trong bước ngoặt của giai đoạn trưởng thành, thì năm 4 tuổi ở trẻ là giai đoạn rất dễ cảm thấy bất an, phiền muộn. Điều quan trọng nhất là mẹ nên tiếp nhận những cảm xúc, suy nghĩ của trẻ.

Khi được mẹ tiếp nhận cảm xúc của bản thân, trẻ có thể sẽ tập được cách quản lý cảm xúc của mình

Khi trẻ có cảm giác bất an, không chắc chắn về điều gì đó, thì đây không phải là một điều gì xấu cả. Nhờ việc mẹ tiếp nhận cảm xúc của trẻ, trẻ sẽ có thể chuyển sang suy nghĩ tích cực hơn. Khi trẻ 4 tuổi là khoảng thời gian quan trọng để tập cho trẻ cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình. Hãy đặt câu hỏi về những việc cụ thể như “Chúng ta nên làm gì đây?” và cùng trẻ suy nghĩ cách giải quyết. Trẻ sẽ học được cách quản lý cảm xúc của bản thân, nhận ra những năng lực vượt qua vấn đề bằng sức lực của mình. Và đó sẽ trở thành một “cơ hội” để trẻ trở thành một người mạnh mẽ, đầy sức sống, có năng lực đối mặt giải quyết với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.