Các bước áp dụng phương pháp Montessori tại nhà

Những bước cơ bản giúp mẹ dễ dàng áp dụng “Phương pháp Montessori” tại nhà

Trước đây, chúng tôi đã giới thiệu đến mẹ phương pháp giáo dục Montessori (Mẹ có thể xem lại:Tại đây). Thế nhưng làm sao để áp dụng những phương pháp này tại nhà? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ những cách để thực hiện phương pháp giáo dục Montessori.

Xem trẻ như một người độc lập

Nền tảng của giáo dục Montessori là "Trẻ em được sinh ra với khả năng tăng trưởng và phát triển bản thân. Người lớn (cha mẹ và giáo viên) hiểu được nhu cầu và bản thân của trẻ. Và đóng vai trò là người ủng hộ những hoạt động đó.” Để kết hợp giáo dục Montessori tại nhà, mẹ cần ủng hộ “đảm bảo sự tự do” và “hoạt động tự chủ (độc lập)” theo những điều cơ bản của giáo dục Montessori.Rất nhiều bậc phụ huynh sẽ can thiệp vào những việc trẻ làm ngay lập tức. Điều này sẽ hạn chế các hoạt động độc lập của trẻ và khiến trẻ khó mà phát huy khả năng của mình. Cha mẹ nghĩ rằng họ cần giúp đỡ và can thiệp vào mọi hoạt động của con vì bản thân cần hòa nhập với con trên cương vị là người cha - người mẹ. Tuy nhiên, trong phương pháp giáo dục Montessori, trẻ cần được xem là một cá thể độc lập. Trên nền tảng đó, cha mẹ cần có niềm tin rằng trẻ có thể tự mình làm được mọi việc. Đó là một điều rất quan trọng trong phương pháp giáo dục này

5 cách để áp dụng phương pháp Montessori tại nhà

1. Cho trẻ cơ hội được đưa ra quyết định (ý kiến) của bản thân

Việc cho trẻ tự đưa ra ý kiến cho bản thân sẽ giúp cho trẻ có sự tin tưởng vào chính mình. Khi còn nhỏ, nhờ vào việc được đưa ra quyết định của bản thân nhiều lần, trẻ sẽ có sự nhạy cảm hơn với các kết quả, và trẻ sẽ phát triển tinh thần trách nhiệm và tính độc lập. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy cho trẻ tự mình quyết định thay vì cha mẹ lực chọn cho con. Chẳng hạn như buổi sáng con sẽ ăn bánh mình hay không, hay con sẽ mặc đồng phục như thế nào đến trường, tuần sau con muốn đi đâu chơi, nên đi đến đó bằng phương tiện gì thì tốt, … Hãy tạo cho trẻ những cơ hội được đưa ra ý kiến của bản thân từ những việc hằng ngày như thế.

2. Chỉ giúp con khi cần

Cha mẹ thường muốn chủ động giúp con thay quần áo, chuẩn bị cho việc đi chơi, đi ăn,… để mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, hãy để trẻ tự làm và chỉ giúp đỡ khi trẻ thực sự cần. Khi trẻ bối rối cần sự giúp đỡ, mẹ hãy làm mẫu cho con và để trẻ làm theo. Những lúc như thế, hãy từ từ đưa ra những ví dụ và giải thích cho con hiểu mẹ nhé! Bởi vì với trẻ, các động tác của người lớn quá nhanh để con có thể bắt kịp. Ngoài ra, trẻ vẫn chưa thể vừa nhìn hành động mẫu vừa nghe mẹ giải thích cùng một lúc. Vì vậy, đừng nói khi mẹ đang làm mẫu, mà hãy để trẻ tập trung xem những hành động ví dụ đó. Sau khi đã hoàn tất, mẹ có thể giải thích từng chỗ cho con.

3. Tạo môi trường để con có thể làm một mình

Để trẻ có thể trải nghiệm được nhiều lần cảm giác “Bản thân đã làm được”, hãy tạo ra môi trường thích hợp để con có thể tự mình làm mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Ví dụ như, mẹ có thể “tạo góc thay đồ” cho con và để con có thể tự mình thay đồ ở đó. Trong góc thay đồ, trang trí và sắp xếp những chiếc gương nhỏ, lược, kẹp tóc,… để tạo không gian thoải mái cho trẻ khi tự mặc quần áo.Ngoài ra, mẹ có thể nhờ trẻ phụ giúp dọn bàn ăn. Hãy cho con những niềm vui trong các bữa ăn. Mẹ nên bắt đầu với những việc đơn giản như "rửa rau" và "giúp việc vặt". Nếu trẻ muốn giúp mẹ việc vặt, hãy cho trẻ cất bộ đồ ăn trong tầm với của trẻ em và để trẻ tự chọn sắp xếp đĩa và đũa lên bàn ăn. Đặc biệt, khi con lên 3, đây là thời điểm “nhạy cảm với con số” và con sẽ thích thú với những con số. Mẹ có thể áp dụng điều đó trong lúc con phụ giúp mẹ như nhờ con “đặt 2 quả cà chua lên rau salad”, “lấy 3 cái ly”, ...

 4. Cuộc sống có quy tắc và môi trường sắp xếp ngăn nắp

Giáo dục Montessori là phương pháp khuyến khích trẻ sắp xếp đồ chơi và dụng cụ học tập có trật tự, ngăn nắp. Thay vì để mọi thứ lộn xộn trong thùng, hãy dành không gian để trẻ có thể nhặt từng cái một và cất giữ ngăn nắp. Khi trẻ đã có thể dễ dàng một mình sắp xếp mọi thứ, trẻ sẽ rèn luyện được thói quen giữ đồ vật gọn gàng. Tại các trường học áp dụng phương pháp Montessori nghiêm khắc, trẻ còn được rèn luyện sắp xếp bút chì theo loại, theo màu và độ dài. Ở nhà sẽ khó cho mẹ để có thể áp dụng điều này. Nhưng hãy rèn luyện cho con thói quen sắp xếp đồ vật theo vị trí để trẻ có thể dễ dàng tìm thấy mỗi khi cần.

5. Giáo dục trực giác bằng cách tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài

Trẻ sẽ khám phá ra rất nhiều điều khi đi công viên hay đi dạo. Mặc dù bận rộn công việc, cha mẹ cũng hãy cố gắng thời gian cho trẻ đi khám phá xung quanh bằng cách để con có thời gian tự do thoải mái tiếp xúc, cảm nhận mọi vật. Trong phương pháp giáo dục Montessori, chú trọng việc tiếp xúc với thiên nhiên và giáo dục về thiên nhiên. Ở trường học, cũng tích cực trồng các loại động, thực vật để trẻ có thể tiếp xúc nhiều hơn với tự nhiên.

Hãy để con được trải nghiệm cảm giác “Con đã có thể tự làm!”

Điều quan trọng nhất để thúc đẩy giáo dục Montessori tại nhà là bạn có thể tạo ra một môi trường mà con bạn cảm thấy "Con có thể tự làm được!”. Quan sát con bạn và xem chúng quan tâm đến điều gì và làm thế nào chúng có thể thích thú với nó. Và khi trẻ muốn làm thì hãy để trẻ làm một mình. Cha mẹ hãy quan tâm theo dõi và giúp đỡ. Và tất nhiên thời gian rảnh của cha mẹ cũng sẽ có giới hạn. Nên không cần điều gì cũng phải điều chỉnh để hợp với thời gian của trẻ. Hãy cố gắng điều chỉnh mọi việc phù hợp với tốc độ thời gian của trẻ theo mức hợp lý nhất. Và khi số lần trẻ có thể tự làm tăng lên, niềm vui của cha mẹ sẽ tăng lên và tình cảm của cả nhà sẽ càng sâu đậm hơn.

Xem thêm: Bỏ túi ngay cách trang điểm nhanh đẹp trong 10 phút dành cho mẹ bận rộn!!!

Previous
Previous

【YOU are the best MOM】phần 4 - Thay đổi suy nghĩ

Next
Next

Bỏ túi ngay cách trang điểm nhanh đẹp trong 10 phút dành cho mẹ bận rộn!!!