Các trò chơi cho bé tại nhà

Vui chơi trong nhà được khuyến khích cho học sinh tiểu học - giúp trẻ phát triển toàn diện từ thể chất lẫn tinh thần

Ở độ tuổi tiểu học, trẻ thường thích chạy nhảy, vui đùa, và chơi cùng các dụng cụ đồ chơi (chẳng hạn như xích đu, cầu trượt), và vui chơi hết mình. Tuy nhiên, trong những ngày mưa, trẻ lại không thể ra ngoài vui chơi. Hay có nhiều ông bố bà mẹ cố gắng tạo không gian vui đùa cho con trong nhà nhưng trẻ lại rất nhanh chán. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ một số trò chơi mẹ có thể áp dụng cho trẻ vui chơi tại nhà. Cũng có những trò chơi trẻ có thể cùng chơi với bạn, nên hãy đọc đến cuối bài viết này mẹ nhé!

Trò chơi cho trẻ tại nhà (phát triển thể chất)

Trò bịt mắt giữ thăng bằng

Cách chơi trò này đó là các bé sẽ đứng trên một chân, nhắm mắt và cạnh tranh xem bạn nào có thể giữ thăng bằng trong lâu nhất. Rất khó để nhắm mắt và giữ thăng bằng, vì vậy đây là một trò chơi có thể được mong đợi để cải thiện khả năng vận động ở trẻ nhỏ. Trò chơi này có thể áp dụng cho dù không gian nhà hạn chế. Ngoài ra, mẹ có thể cùng trẻ sáng tạo nên những chiếc mặt nạ bịt mắt. Hãy cùng con tận hưởng những giây phút vui nhộn cùng trò chơi này nhé!

Trò ném đồ vật vào chai nhựa

Cách chơi: Đặt một chai nhựa rỗng đã tháo nắp dưới đất. Lúc này, mẹ có thể sử dụng vật dạng que mỏng như đũa dùng một lần và cho trẻ thả từ trên cao xuống. Nếu đũa lọt vào trong chai, chúng ta sẽ được tính điểm. Gia đình và bé có thể đua nhau xem ai thả được nhiều đũa hơn vào trong chai. Đây là một trò chơi dễ dàng tìm kiếm dụng cụ xung quanh nhà. Hãy tận dụng mọi thứ để cùng con trải qua những khoảng thời gian vui vẻ!

Trò chơi giành ghế

Cách chơi: chuẩn bị số ghế ít hơn lượng người tham gia trò chơi. Đặt ghế thành vòng tròn. Các bé sẽ đi vòng quanh ghế khi mở nhạc và tự tìm cho mình một chỗ khi nhạc dừng. Giảm dần số ghế theo từng vòng, người còn lại cuối cùng sẽ giành chiến thắng.

Trò tâng bong bóng

Đây là một trò chơi mà bạn sử dụng bóng bay thay vì bóng đá và các bé sẽ luân phiên tâng bóng cùng nhau. Trong lúc chơi, bé sẽ không được sử dụng tay mình để di chuyển bóng. Vì là bong bóng rất nhẹ, nên cả bé gái cũng sẽ dễ dàng tham gia được trò chơi này. Mẹ có thể tạo thêm nhiều sự thú vị cho trò chơi như chơi với quy tắc rằng đội nào có thể tiếp tục tâng nhiều lượt bóng bằng cách sử dụng toàn bộ cơ thể chứ không phải tay thì đội đó sẽ thắng. Số lượng cho một đội chơi được khuyến khích là trên 8 người. Trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng đội nhóm, đoàn kết gắn bó với các bạn. Trò chơi này có thể áp dụng cùng nhiều đội một lúc tại những nơi có diện tích không gian lớn như nhà thi đấu, sân trường.

Trò chơi cho trẻ tại nhà (phát triển trí tuệ)

trẻ nhỏ vui chơi

Vẽ tranh cùng nối chữ

Không chỉ là một trò chơi nối chữ như bình thường, trẻ sẽ vẽ một bức tranh cùng từ ngữ trẻ chọn để nối chữ. Trò chơi này giúp phát triển năng khiếu hội họa cho các bé. Trò chơi này thích hợp cho các nhóm nhỏ, chẳng hạn như khi một vài người bạn của con đến chơi nhà. Chúng ta có thể chơi trò này ở bất cứ đâu chỉ với giấy và bút. Bảng bút lông trắng tháo lắp dễ dàng trên tường cũng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các bé thường xuyên chơi đùa tại nhà.

Trò chơi truyền thanh

Các bé sẽ xếp thành một hàng dài. Trò chơi bắt đầu khi mẹ (quản trò) nói cho người đứng đầu câu đầu tiên. Và các bé sẽ thì thầm truyền tin cho từng người một. Số người chơi càng nhiều, thì tin tức truyền đạt lại đến cuối cùng sẽ khó chính xác. Mức độ khó của trò chơi tùy thuộc vào chủ đề của câu nói. Vì vậy hãy cân nhắc độ tuổi để lựa chọn chủ đề thích hợp.

Nối từ cùng vần

Trò chơi này thích hợp để con rèn luyện ngoại ngữ như Tiếng Anh. Các bé sẽ chọn các từ cùng vần và nối tiếp nhau. Nếu ai có cùng câu trả lời thì sẽ thua cuộc. Mức độ khó của trò chơi có thể được thay đổi tùy thuộc vào chủ đề và tốc độ trả lời. Nếu có quá nhiều người chơi sẽ mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ và trả lời, vì vậy đây là một trò chơi khuyến khích cho khoảng 5 đến 10 người.

Trò chơi cùng thẻ Khi nào (when) - Ở đâu (where) - Ai (who) - đang làm gì (what)

Mỗi bé tham gia tạo một số loại thẻ về các từ như: "khi nào", "ở đâu", "ai" và "đã làm gì". Sau khi viết xong, thu thập giấy và cho vào túi cho từng thể loại. Mỗi lần, bốn bé sẽ rút một mảnh giấy từ các túi "khi nào", "ở đâu", "ai" và "cái gì" để hoàn thành câu. Sẽ rất thú vị nếu trẻ vô tình tạo ra những câu không khớp với ngữ cảnh. Và khi trẻ có thể tạo một câu suôn sẻ, điều này giúp con phát triển thêm năng lực tư duy và diễn đạt. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ viết tên bạn bè của con trong thẻ "Ai (who)", vì vậy hãy cẩn thận trước rằng bé sẽ không viết những hành động xấu trong "đang làm gì (what)".

Trò đoán từ

Trò chơi này khuyến khích 1 đội từ 3 ~ 4 người. Sẽ có một thành viên trong đội phải đoán từ được đưa ra. Các thành viên còn lại phải dùng những từ có mối liên hệ để đưa ra gợi ý. Đội nào đoán được nhiều từ hơn sẽ giành chiến thắng. Trẻ cần suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra gợi ý. Do đó, đây là một trò chơi giáo dục vì trẻ sẽ tập được thói quen suy nghĩ về cách truyền đạt tốt nhất có thể.

Các trò chơi cho trẻ tại nhà (quy mô tổ chức sự kiện, hoạt động lớp học)

Trò chơi truy tìm kho báu

Nó được chia thành một nhóm cất giấu kho báu và một nhóm tìm kiếm kho báu. Nhóm cần tìm đi ra khỏi phòng và chờ đợi, khi nhóm đi trốn hoàn thành việc ẩn nấp thì trò chơi bắt đầu. Thay vì một trò chơi cạnh tranh, đây là một trò chơi mà trẻ thích tìm kiếm. Đầu tiên, chuẩn bị kho báu cho số lượng người. Trẻ em sẽ rất thích thú với cuộc truy tìm kho báu. Khi mọi người đã có kho báu, bước tiếp theo là đảo ngược vị trí của họ và tiếp tục vòng chơi mới. Nếu đang ở một bữa tiệc Giáng sinh, sẽ rất thú vị khi thay thế kho báu bằng những món quà. Món quà này có thể do trẻ tự chuẩn bị hoặc do cha mẹ dành tặng.

Trò chơi xếp tháp giấy

Đây là trò chơi cạnh tranh giữa các đội xem đội nào có thể sử dụng nhiều giấy để xếp thành tháp cao nhất. Một đội từ 5 người trở lên. Trước tiên, hãy để các bé tự mình thống nhất về cách xếp giấy và thời gian quy định. Lợi ích của trò chơi này là giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, trao đổi với mọi người. Đây là một trò chơi có mức độ khó cao, nên chỉ hãy áp dụng cho các bé lớn thôi nhé!

Trò đoán chữ qua cử chỉ

Các quy tắc rất giống với trò chơi liên kết, nhưng trong trò chơi cử chỉ, người đưa ra gợi ý không được nói thành lời mà chỉ được sử dụng hành động của bản thân. Trò chơi này không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy, mà còn giúp trẻ có cơ hội vận động cơ thể.

Trò kéo búa bao

Chắc hẳn đây là trò chơi rất quen thuộc với mọi người. Nhưng chúng ta có thể làm trò chơi thú vị hơn bằng cách thay đổi một số cách chơi. Chẳng hạn như cho trẻ oẳn tù tì với người đối diện. Người thua cuộc sẽ đứng sau người thắng cuộc và nối với nhau thành đoàn tàu. Các đoàn tàu lặp lại trò oẳn tù tì lần lượt và các đoàn tàu thua cuộc được nối với các đoàn tàu thắng cuộc nên dần dần chúng được tập hợp lại thành một đoàn tàu.

Hãy tạo không gian để con có thể tận hưởng thời gian vui vẻ cùng gia đình và bạn bè

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng cần phải làm rất nhiều công sức để các trò chơi trong nhà trở nên thú vị. Tuy nhiên, điều quan trọng là giúp con tận hưởng những niềm vui khi vui đùa. Vì vậy, hãy cùng con trải nghiệm thật nhiều trò mẹ nhé!

Xem thêm: Điều tuyệt vời từ bộ môn múa ballet cho trẻ

Previous
Previous

Lý do trẻ giả vờ ốm và các phương pháp giải quyết

Next
Next

Điều tuyệt vời từ bộ môn múa ballet cho trẻ