HAJIMARIMOM.com

View Original

Cách giúp mẹ chăm sóc vòng 1 sau khi con cai sữa

Hãy cùng tìm hiểu những cách để chăm sóc vòng 1 của mẹ sau khi con cai sữa mẹ nhé!

Thời gian này được nói là lúc mà trẻ sẽ nói lời tạm biệt với sữa mẹ. Mặc dù thời điểm ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, nhưng thông thường trẻ sẽ chuyển từ giai đoạn uống sữa mẹ sang giai đoạn ăn dặm ở độ tuổi khoảng 1 tuổi. Trong thời gian trẻ cai sữa, vì số lần vắt sữa giảm xuống, tùy theo mỗi người nhưng cũng sẽ có nhiều mẹ gặp các tình trạng như đau tức ngực, căng tức sữa hay chứng viêm ngực. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ một số cách để “chăm sóc vòng 1 của mẹ sau thời kỳ cai sữa”

Tại sao cần chăm sóc vòng 1 của mẹ sau khi con cai sữa?

Giảm căng tức sữa - đau nhức ở ngực

Khi con đến giai đoạn cai sữa, không đồng nghĩa với việc mẹ sẽ hết tiết sữa. Bởi vì sữa mẹ được vắt mỗi ngày và cho trẻ bú, nếu đột ngột ngừng lại thì sẽ khiến một phần tuyến vú bị tắc nghẽn. Nếu mẹ cứ để tình trạng như thế thì bầu ngực sẽ bị căng sữa, gây nên cảm giác đau nhức. Chính vì thế, sẽ tốt hơn hết là mẹ vắt sữa ở ngực ở mức độ thích hợp, giúp bầu ngực bớt căng sữa hơn. Thông thường mẹ sẽ cảm thấy đau tức ở ngực và hầu như đều muốn vắt sạch sữa mẹ. Thế nhưng, một điều mẹ cần lưu ý trong giai đoạn đầu sau khi cai sữa cho con, mẹ không nên vắt quá nhiều sữa. Nếu mẹ vắt sữa quá nhiều, điều này sẽ kích thích tạo ra thêm nhiều sữa hơn, từ đó sẽ làm tăng lượng sữa tiết ra. Điều này sẽ khiến cho mẹ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, khi vắt sữa, mẹ chỉ nên vắt một lượng thích hợp, giúp mẹ cảm thấy bớt căng tức ngực và không cảm thấy đau nhức ở ngực nữa.

Phòng ngừa chứng sưng viêm hay gây ra khối u xơ ở ngực

Nếu mẹ không chăm sóc vòng 1 sau khi cai sữa cho con, tuyến sữa đọng lại trong bầu ngực có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn, sưng viêm. Viêm tuyến vú có thể gây đau đớn dữ dội ở khu vực bị tắc nghẽn và có thể dẫn đến sốt cao 40°C. Nếu mẹ để trường hợp này xảy đến, mẹ phải đến bệnh viện để massage, điều trị. Những lúc như thế mẹ sẽ không thể chăm sóc con được. Do đó, trước khi bị sưng viêm ở ngực, mẹ hãy để tâm và chăm sóc vòng 1 của mình nhé!

Để có thể tạo ra sữa cho con ở những lần sinh nở tiếp theo

Nếu mẹ không chăm sóc vòng ngực sau khi cho con cai sữa, sữa mẹ chưa được vắt hết ra ngoài sẽ bị vón cục, đọng lại ở bầu ngực. Có thể xuất hiện những cục u xơ trong bầu ngực. Khi cục u xơ càng ở lâu trong tuyến vú, thì sẽ khó để loại bỏ. Cũng như sẽ gây khó khăn cho việc tiết sữa cho con ở những lần sinh nở tiếp theo.

Từng bước chăm sóc bầu ngực mẹ sau khi con cai sữa

Bước đầu chăm sóc vòng 1 của mẹ - khoảng 3 ngày đầu

Khi mới bắt đầu, thì bầu ngực của mẹ sẽ còn căng tức sữa. Vì vậy, mẹ hãy vắt sữa ở một mức cần thiết giúp cho mẹ không còn cảm thấy căng tức nữa. Mẹ hãy nhớ không nên cố gắng vắt hết sữa ra, hãy dừng lại khi đã cảm thấy dễ chịu hơn. Quấn khăn quanh túi đá rồi chườm lên ngực giúp cho bầu ngực mẹ đỡ căng tức hơn.

Từ ngày thứ tư đến 1 tuần

Mỗi người sẽ có một khoảng thời gian khác nhau. Nhưng thông thường lúc này lượng sữa mẹ tiết ra sẽ giảm xuống. Lúc này, mẹ có thể vắt cạn sữa mẹ không cần chừa lại. Thêm vào đó, hãy massage ở những nơi bị căng tức. Thời gian vắt sữa mẹ cũng cần được giãn cách dần, đầu tiên là giãn cách trong 1 tuần, sau đó là 2 tuần. Hãy tăng dần khoảng cách ở những lần vắt sữa mẹ nhé.

Khoảng 1 tháng sau khi cai sữa cho con

Đến giai đoạn này, phần lớn các mẹ đã không còn tiết sữa nữa. Bởi vì sữa đọng lại ở tuyến vú sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng viêm và u xơ, nên mẹ hãy duy trì massage cho bầu ngực 1 tháng sau khi con cai sữa.

Những cách để chăm sóc vòng 1 của mẹ sau khi con cai sữa

Sau đây, chúng tôi sẽ nói về phương pháp vắt sữa và phương pháp massage.

Phương pháp vắt sữa

Có 2 cách vắt sữa mẹ có thể áp dụng đó là vắt sữa bằng máy hoặc vắt sữa bằng tay.

Vắt sữa bằng máy

Hãy làm theo hướng dẫn trên máy vắt sữa. Máy vắt sữa có loại vắt thủ công và tự động, vì vậy mẹ hãy lựa chọn loại phù hợp nhất với nhu cầu của mẹ.

Vắt sữa bằng tay

Trước tiên, mẹ cần rửa sạch tay, lau bầu ngực bằng khăn lau khử khuẩn. Sau đó, để bình chứa (bình bú sữa của trẻ) ở vị trí dễ dàng và thuận tiện cho việc vắt sữa.

  1. Cho bình đựng nghiêng về phía trước

  2. Đặt tay ở dưới bầu ngực

  3. Giữ bầu ngực giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nhấn nhẹ

  4. Cứ nhấn liên tục để sữa tiết ra

Phương pháp massageKhi ngực mẹ căng tức và đau nhức, hãy dùng hai tay nhấn nhẹ quanh bầu ngực. Mẹ không nên nhấn quá mạnh hay quá nhẹ, hãy dùng lực ở mức độ thích hợp để bầu ngực cảm thấy thoải mái hơn. Khi mẹ thấy căng tức ở một phần của bầu ngực thì chỉ cần nhấn ở một vùng đó thôi là được. Cho dù làm như thế mà mẹ vẫn cảm thấy đau tức thì hãy làm mát bầu ngực bằng cách đắp miếng làm lạnh hoặc đắp khăn lạnh.Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc vòng 1 Phần lớn ngực của mẹ sẽ bị thay đổi rất nhiều với lúc trước khi sinh. Vì vậy, để duy trì một dáng ngực đẹp, mẹ cần chọn lại kích thước áo ngực cho phù hợp. Ngoài ra, nếu sau khi con cai sữa, ngực mẹ còn đau nhức và có khối u xơ, mẹ có thể sẽ dễ dàng mắc phải mắc các căn bệnh tiềm ẩn như viêm ngực hay ung thư vú. Do đó, nếu mẹ thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ trên cơ thế, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ mẹ nhé!