Cải thiện tính chậm chạp của trẻ chỉ với vài bước đơn giản

Hối thúc trẻ bằng lời sẽ không đem đến hiệu quả! Hãy thử áp dụng những cách sau để cải thiện tính lề mề của trẻ mẹ nhé! 

Chắc hẳn với gia đình có trẻ nhỏ, mẹ sẽ thường xuyên gặp phải các tình huống như dù không có thời gian nhưng trẻ làm gì cũng chậm chạp và mẹ phải luôn đốc thúc trẻ với những lời nói như “Con dậy nhanh lên!”, “Sửa soạn nhanh lên nào!”,... Thế nhưng, những lời nói như vậy cũng sẽ không giúp trẻ có thể cải thiện được tính chậm chạp, và đôi khi còn đem đến nhiều tác hại hơn. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về những tác hại của các lời đốc thúc cũng như cách mà mẹ có thể áp dụng để cải thiện tính chậm chạp ở trẻ. 

4 Tác hại chính nếu mẹ luôn đốc thúc trẻ bằng lời nói! 

trẻ chậm chạp

1. Trẻ sẽ không có năng lực tự suy nghĩ

Ngay cả khi trẻ có thể tự suy nghĩ những hành động mà mình cần làm, nhưng vì những lời nói đốc thúc của mẹ mà khiến con dần mất đi khả năng này. Lúc này, trẻ sẽ chỉ cố gắng nhanh chóng làm tất cả những gì mẹ dặn dò. Từ đó, trẻ không thể học được cách giữ bình tĩnh để xử lý sự việc, cũng như khả năng tư duy sẽ dần giảm đi. Ngoài ra, nếu sự việc này thường xuyên xảy đến, con cũng sẽ dần mất đi tính độc lập của mình. 

2. Tăng thêm nhiều lỗi sai

Nếu trẻ luôn trong trạng thái bị hối thúc, con sẽ mất đi sự tập trung và dễ dàng phạm nhiều sai lầm, bất cẩn. Những tình huống dễ xảy đến như: Trẻ sẽ không đọc đề thật kỹ và mắc lỗi trong cách trả lời câu hỏi, bị kẹp tay vào cửa khi đóng cửa quá gấp gáp, gặp sự cố trên đường đi học về vì quá vội vàng. 

3. Không có cảm giác tự khẳng định bản thân

Trẻ em có thể trở nên thất vọng khi con không thể hành động nhanh chóng như cha mẹ chúng muốn. Trẻ sẽ có những suy nghĩ như “Chắc rằng bản thân mình không tốt nên cha mẹ lúc nào cũng hối thúc mình”, “Sao mình lúc nào cũng chậm chạp như vậy?”. Con sẽ không còn tự tin vào chính mình nữa. Hay nói cách khác, còn sẽ dần mất đi sự khẳng định về bản thân. 

4. Trở thành một đứa trẻ không có tính kiên nhẫn

Khi còn nhỏ, trẻ em sẽ thường xuyên bắt chước lời nói và hành động của người thân xung quanh trẻ. Vì vậy, nếu phải nghe quá nhiều lời thúc giục từ cha mẹ, con sẽ vô tình học theo và áp dụng với bạn bè của mình. Không chỉ về lời nói mà cả suy nghĩ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như, con sẽ không thể kiên nhẫn nếu ai đó có tốc độ chậm chạp hơn mình, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nếu phải đợi người khác. 

Cách giúp trẻ dần cải thiện tích chậm chạp 

Khi mẹ muốn con làm điều gì, hãy truyền đạt thật rõ ràng

Nếu mẹ chỉ sử dụng những lời nói thúc giục trẻ, đôi lúc con sẽ không hiểu mình nên làm gì thì tốt. Thay vào đó, hãy hướng dẫn con từng chút một. Ví dụ, “Bây giờ con đi thay quần áo đi nhé!” Trẻ sẽ không bị nhầm lẫn và có thể thực hiện ngay điều mình cần làm. Một ví dụ khác như là vào mỗi buổi sáng khi trẻ chuẩn bị sửa soạn đến trường. Có phải mẹ thường nói rằng “Dậy sớm đi học đi con!”, “Làm nhanh lên để còn đi học nữa!” phải không? Nhưng những lời nói chung chung như thế sẽ không giúp cải thiện tình trạng ở con. Mẹ hãy thử hướng dẫn từng hành động như “Con đi thay đồ đi nhé!”, “Thay đồ xong thì con ra ăn sáng”, “Ăn sáng xong thì thay giày đi con nhé!”. Với sự rõ ràng về từng hành động cụ thể, trẻ sẽ hiểu rõ và dễ dàng thực hiện hơn. Bên cạnh đó, nếu mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao mẹ phải hối thúc con như “Nếu con không ăn sáng sớm con sẽ muộn học” hay “Con sẽ trễ chuyến xe buýt đến trường”. Khi hiểu rõ lý do, con sẽ có ý thức hơn và chủ động sửa soạn nhanh chóng hơn. 

Truyền đạt thời gian cụ thể

Hãy cho trẻ một mốc thời gian cụ thể như “Chúng ta sẽ đi vào lúc 7:40, nên con cần ăn xong trước 7 rưỡi nhé!” “7 giờ là ăn cơm đó, con nhanh dọn đồ chơi đi”, … Từ đó, trẻ sẽ tự cân nhắc được khoảng thời gian mình cần hoàn thành việc mẹ dặn dò. Ngoài ra, với trẻ nhỏ vẫn chưa biết cách đọc giờ. Mẹ có thể hướng dẫn con như “Con hãy thay quần áo khi kim ngắn chỉ vào số 8 và kim dài là số 12 nhé!”. Việc truyền đạt thời gian cụ thể cho trẻ sẽ giúp con hiểu rõ khái niệm về thời gian,  từ đó trẻ sẽ tập cho mình thời gian cần để làm những kế hoạch và hành động sau này.

Thất bại là bài học tốt cho con sau này!

tự lập cho trẻĐốc thúc trong lời nói sẽ không giúp trẻ cải thiện được tính chậm chạp của bản thân. Mà điều đó còn có thể gây mất đi sự tin cậy giữa mối quan hệ cha mẹ và con cái. Mặt khác, những thất bại từ khi còn nhỏ sẽ là những bài học quý báu cho trẻ sau này. Chẳng hạn như nếu con đến trường muộn và bị giáo viên nhắc nhở, trẻ có thể sẽ nhận thức được hành động của bản thân và nhanh nhẹn hơn vào lần sau. Vì vậy, hãy quan sát trẻ và đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn thích hợp nhất dành cho con mẹ nhé! Xem thêm: Thói quen trước khi đi ngủ giúp mẹ trẻ đẹp 

Previous
Previous

【YOU are the best MOM】Phần 12 – Dạy con những lời “Cảm ơn” đầu tiên

Next
Next

Thói quen trước khi đi ngủ giúp mẹ trẻ đẹp