Con cãi lại lời cha mẹ? - Cách dạy con ở tuổi nổi loạn

Lý do trẻ luôn cãi lại cha mẹ và những cách thuyết phục con mà không phải la mắng trẻ

Mẹ có để ý rằng khi con bắt đầu vào cấp 1, con rất hay biện minh và cãi lại lời cha mẹ? Khi người lớn bảo rằng “Con dọn dẹp đi”, “Đến giờ đi ngủ rồi đó con.” “Con đã làm bài tập xong hết chưa?”, mẹ thường nhận sự trả lời đầy khó chịu của trẻ như “Mẹ nói nhiều quá!.” “Con đã bảo là con biết rồi mà!”. Và chắc hẳn sẽ có nhiều bậc phụ huynh cảm thấy ngạc nhiên với lời nói của con hay phiền lòng khi con bắt đầu bước vào tuổi nổi loạn của mình. Vì vậy, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về tình cảm và tâm lý của trẻ cũng như cách ứng xử với con khi con cãi lời cha mẹ.

Vì sao con hay cãi lại lời người lớn?

Trong cuộc sống, trẻ em chắc chắn không phải là đối tượng duy nhất hay biện minh cho bản thân. Ai trong chúng ta chắc hẳn rằng đã từng có lần đã phải viện cớ mà không suy nghĩ thấu đáo để khẳng định quan điểm của bản thân, hay để phù hợp với bầu không khí lúc đó. Vậy thì, trẻ em biện minh và nói lại lời người lớn khi bị ảnh hưởng bởi những tình huống nào?

Lý do và tâm lý khi trẻ biện minh và cãi lại lời cha mẹ

Khi được mẹ kêu đi tắm sớm, nhiều đứa trẻ đã nói lại rằng: “Vẫn còn sớm mà mẹ? Sao lại phải đi tắm sớm như thế?”. Mặc dù lúc này sẽ có nhiều bậc phụ huynh sẽ la mắng con rằng: “Đừng có cãi lại mẹ!”. Tuy nhiên, lúc này mẹ cần bình tĩnh suy nghĩ. Biết đâu có chuyện gì đó trẻ muốn làm trước khi tắm? Chẳng hạn như làm bài tập, hay trẻ đang ăn no, …? Hãy suy xét những lý do có thể xảy đến trước mẹ nhé!Ngoài ra, trong thời kỳ “Tuổi nổi loạn” của trẻ từ cấp một đến cấp hai, trẻ thường cố gắng thoát khỏi các giá trị của cha mẹ và phát triển các giá trị và tiêu chuẩn đánh giá mới với bản thân và bạn bè của mình. Do đó, ngay cả khi cha mẹ hướng dẫn điều gì, trẻ thường có xu hướng từ chối, sau đó mới cân nhắc xem có nên làm điều đó hay không.Thêm vào đó, ở lứa tuổi này, dù trẻ thất bại ở một việc nào đó, con cũng muốn mạnh mẽ để giải quyết mọi việc và thành công bằng chính mình. Vì vậy, trẻ thường cãi lại vì nghĩ bản thân đã cố gắng suy nghĩ và thực hiện nhưng luôn bị cha mẹ quyết định làm như thế nào và khi nào thì làm

Cách ứng xử khi trẻ cãi lời người lớn

con cãi lời cha mẹ

Giải thích một cách thuyết phục

Mẹ có thường xuyên bảo trẻ “Con phải học đi!” chưa? Bởi vì chúng ta đã từng trải qua trước đó, nên chúng ta có thể hiểu tầm quan trọng của những kiến thức căn bản. Tuy nhiên, trẻ em lại chưa hiểu rõ về điều đó. Ngay cả khi được nói rằng việc học là quan trọng, trẻ cũng sẽ không thể hiểu hết được điều đó. Vì vậy mà trẻ thường phản kháng và luôn để việc học lại phía sau. Những lúc như thế, nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy tức giận và la mắng con. Nhưng điều này là không nên mẹ nhé! Hãy dành thời gian để nói chuyện một cách bình tĩnh cho đến khi trẻ thật sự hiểu tầm quan trọng của việc học tập.Những ví dụ về tầm quan trọng của việc học mẹ có thể nói với trẻ như:

  • Nếu con chăm học thì bài thi sẽ được điểm tốt, cha mẹ sẽ tự hào về con lắm đấy

  • Nếu con không hiểu có thể cùng nhau học với bạn, từ đó có thể kết thân với nhiều bạn hơn

  • Sau này con lớn lên con có thể làm điều con thích

  • Nếu con đạt được mục tiêu của mình, con sẽ nhận được phần thưởng như vậy

Hãy nói về những điều cụ thể như vậy để trẻ có thể hiểu được. Trẻ em sẵn sàng hành động mà không cần được chỉ bảo nếu trẻ được thuyết phục. Điều quan trọng nữa là cha mẹ phải cùng con cố gắng hết mình.

Cùng trò chuyện và đồng cảm với con

Đôi khi ý kiến của cha mẹ thường chèn ép sở thích của con như: con không được làm điều này, con không được xem phim hoạt hình kia, hay con đọc sách này thử xem… Khi cha mẹ luôn phủ định những điều con làm, sẽ vô tình mang đến cảm giác “Cha mẹ tại sao không chịu hiểu mình?” đến cho trẻ nhỏ. Từ đó, con sẽ cảm thấy buồn và tủi thân, dẫn đến những phản kháng trong hành động và lời nói.Trẻ có thể có những lý do riêng của bản thân như: cần xem thông tin gì đó trên tivi, hay luyện tập một game nào đó để chơi cùng bạn bè. Nếu mẹ cấm đoán con mà không hỏi lý do của trẻ, có thể sẽ mất đi sự tin tưởng mà mẹ đã cố gắng xây dựng cùng con bấy lâu nay. Do đó, trước hết hãy hỏi con xem có điều gì khiến con thích thú, và từng chút tiếp xúc với sở thích của trẻ nhỏ.Hãy cùng thấu hiểu sau khi nghe những lời giải thích cùng con, và chia sẻ những suy nghĩ tích cực như “Cái này cũng thú vị quá con nhỉ?” “Chương trình này đang phổ biến ở trường con phải không?”. Nhờ đó, trẻ sẽ thấy an tâm hơn khi mẹ lắng nghe câu chuyện của bản thân. Qua việc tạo lòng tin ở trẻ, trẻ sẽ dễ dàng nghe lời dặn dò của mẹ hơn.Thông qua một vài điều trên, hy vọng rằng mẹ có thể bỏ túi cho mình một số cách để có thể tạo ra những cơ hội trò chuyện, tâm sự cùng con. Thay đổi cách suy nghĩ của bản thân, để thấu hiểu những suy nghĩ của trẻ nhỏ. Những lo âu muộn phiền khi trẻ cãi lại lời cha mẹ sẽ dần được giải quyết.

Xem thêm: Phàn nàn về chồng trước mặt trẻ có thật sự vô hại?

Previous
Previous

Bữa trưa thú vị - kích thích trẻ ăn ngon hơn

Next
Next

Phàn nàn về chồng trước mặt trẻ có thật sự vô hại?