HAJIMARIMOM.com

View Original

Đặc trưng của "Cha mẹ độc hại"

“Cha mẹ độc hại” có những ảnh hưởng xấu đến trẻ là như thế nào?

Mẹ có biết về nạn “cha mẹ độc hại” đang là vấn đề nhức nhối của xã hội trên thế giới? Vấn đề này càng nghiêm trọng hơn khi một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi “cha mẹ độc hại”. Điều này có ảnh hưởng rất lớn với tính cách và sự trưởng thành của trẻ và có nguy cơ dẫn đến việc trẻ cũng sẽ trở thành “cha mẹ độc hại” sau này. Lần này, chúng tôi sẽ nói về các đặc điểm của cha mẹ độc hại, những tác động ảnh hưởng đến trẻ và cách để cha mẹ vượt qua những tiêu cực này để nuôi dạy con tốt hơn.

“Cha mẹ độc hại” là như thế nào?

Cha mẹ độc hại là cha mẹ chi phối hoặc làm tổn thương cuộc sống của con cái họ. Nếu để ý, cha mẹ có nhiều cách để kiểm soát con cái. Trong một số trường hợp, điều này sẽ vô tình nuôi dạy con cái không nghe lời cha mẹ. Điều đáng buồn là cha mẹ độc hại thường cảm thấy việc bản thân kiểm soát trẻ là một điều đúng và không cảm thấy điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu gì đến trẻ. Mặt khác, khi trẻ lớn lên, môi trường sống của trẻ sẽ dần thay đổi và các mối quan hệ dần mở rộng. Trẻ sẽ bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ của mình chính là những bậc “phụ huynh độc hại”. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ chỉ có thể nhận ra rằng cha mẹ mình là phụ huynh độc hại sau khi trẻ trưởng thành và khôn lớn. Có rất nhiều đứa trẻ không thể tiếp nhận được sự thật này. Và mối quan hệ cha mẹ - con cái từ đó cũng trở nên phức tạp hơn.

Kiểm tra các đặc điểm của trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ độc hại

Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ độc hại sau khi trưởng thành có những đặc điểm gì.

Không có sự tự tin vào bản thân, lòng tự trọng thấp

Những người được nuôi dưỡng bởi cha mẹ độc hại thường có trải nghiệm bị chính cha mẹ của mình bác bỏ. Nếu làm sai điều gì, trẻ sẽ bị cha mẹ đổ lỗi, khiển trách quá mức. Và trong trường hợp xấu nhất, sẽ có trường hợp cha mẹ chỉ trích khắc nghiệt tính cách của con. Bởi vì cha mẹ như thế, trẻ đã không thể duy trì lòng tự trọng cao của con kể từ khi con còn là một đứa trẻ. Trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin vào bản thân mình, và lòng tự trọng dần thấp đi.

Luôn kìm nén cảm xúc

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi “cha mẹ độc hại” luôn phải nghe lời cha mẹ từ khi còn nhỏ, và không được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình.  Vì luôn tôn trọng ý kiến ​​của bố mẹ nên trẻ sẽ có đặc điểm là kiềm chế cảm xúc, ý kiến ​​của bản thân. Và luôn ưu tiên ý kiến ​​của những người xung quanh.

Không thể tin tưởng đối phương

Ví dụ, đối với người yêu, họ sẽ có những suy nghĩ như là "Nếu làm phiền đối phương, anh/em sẽ không thích", “một ngày nào đó mình sẽ bị vứt bỏ", "Tại sao đối phương lại yêu mình?". Những đứa trẻ như thế khi lớn lên sẽ có xu hướng không thể tin tưởng vào người khác. Vì vậy, dường như có nhiều người gặp rắc rối trong chuyện tình cảm và các mối quan hệ.

Dễ bị lệ thuộc vào người khác

Nhiều trẻ lớn lên mà không thể đặt niềm tin vào cha mẹ thường rất tin tưởng người khác. Vì vậy, họ có xu hướng cực kỳ phụ thuộc vào những người đem đến cảm giác tin cậy, chẳng hạn như bạn bè và người yêu. Trong những trường hợp này, họ thường muốn đối phương thừa nhận bản thân mình vì có suy nghĩ rằng đối phương sẽ thay thế cha mẹ, và là nơi họ có thể tin tưởng, dựa dẫm. Ngoài ra, nếu đối phương có ý muốn tránh xa họ, họ sẽ càng có sự ràng buộc mạnh mẽ. Tuy nhiên, con người không phải là sự phụ thuộc duy nhất. Những đứa trẻ nuôi dưỡng bởi cha mẹ độc hại cũng sẽ có xu hướng thỏa mãn bản thân bằng một thứ gì đó chẳng hạn như đi mua sắm. Kết quả là mỗi lần họ cố gắng lấp đầy trái tim, họ lại đi mua sắm, điều này có thể trở nên mất kiểm soát và dẫn đến “nghiện mua sắm”.

6 đặc trưng của “cha mẹ độc hại”

Định nghĩa về cha mẹ độc hại rất mơ hồ, tùy từng trường hợp mà trẻ sẽ trải qua những sự ràng buộc, dạy dỗ khác nhau. Tuy nhiên, để phán đoán rằng gia đình của bạn hoặc chính bạn có phải là cha mẹ độc hại hay không. Hãy xem xét 3 đặc trưng nổi bật nhất của cha mẹ độc hại sau đây.

1. Quản lý, kiểm soát trẻ

Không tạo điều kiện cho con bày tỏ, thực hiện những ý muốn của bản thân. Điều này là do có quá nhiều điều cha mẹ mong muốn giao phó cho trẻ với những gì mà chính cha mẹ đã không thể làm. Những hành vi nổi bật có thể kể đến như:

  • Hạn chế hành vi, hoạt động của con

  • Áp đặt sở thích và kể cả quần áo của trẻ

  • Chỉ cho trẻ làm những việc đã có sự đồng ý của cha mẹ

Tuy nhiên, một tiêu cực có thể xảy đến là vì trẻ dù nhỏ nhưng cũng có thể biết và suy đoán mong muốn của “cha mẹ độc hại”. Con sẽ đóng vai một "đứa con ngoan" để tự vệ và kìm nén cảm xúc của bản thân. Thế nhưng, trẻ có thể thay đổi phản ứng của mình trước mặt những người khác.

2. Áp đặt quan niệm sống, nhân cách của trẻ

Bởi vì cha mẹ độc hại quan tâm đến sự đánh giá của xã hội một cách quá mức, nên họ không muốn con tiếp xúc với mọi người xung quanh. Điều này là do, đối với phụ huynh độc hại, "đánh giá của con cái = đánh giá của cha mẹ", vì vậy nếu đánh giá của con thấp, lòng tự cao của cha mẹ sẽ bị tổn thương. Vì vậy, các bậc cha mẹ này liên tục quan sát trẻ và cố gắng sửa chữa hành vi của trẻ ở mức độ quá đáng bằng cách la mắng khi phát hiện hành vi của con xảy ra vấn đề nào đó. Các hành động thường xảy đến như:

  • Không nghe ý kiến của con

  • Không bận tâm đến cảm xúc của trẻ, chỉ trích quan niệm sống của con

  • Không công nhận một đứa trẻ là một con người (coi con như tài sản của cha mẹ)

3. Dù con khôn lớn nhưng vẫn không từ bỏ việc quản lý, kiểm soát trẻ

Cha mẹ độc hại muốn con phải luôn nghĩ sự tồn tại của họ là một điều quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của con. Điều này là do sự tự khẳng định của cha mẹ độc hại là thấp. Và chỉ khi đứa trẻ càng phụ thuộc vào cha mẹ, sự tự khẳng định mới trở nên cao hơn. Cha mẹ độc hại có ít kinh nghiệm về việc được ai đó "dựa dẫm" hoặc "cần đến họ". Đứa trẻ là người duy nhất nhận ra giá trị của họ, vì vậy những bậc cha mẹ độc này không thể nghĩ đến việc buông bỏ và ngừng kiểm soát con. Vì để giữ con bên cạnh mình, các hành động, sự quản lý của họ sẽ trở nên gay gắt hơn:

  • Tiếp tục kiểm soát và điều khiển hành vi của trẻ

  • Bằng mọi cách ngăn cản con cái rời xa cha mẹ

  • Đổ lỗi lên con cái về những vấn đề của cha mẹ

4. Can thiệp quá mức vào cuộc sống của con

Cha mẹ độc hại không giỏi trong việc xây dựng mối quan hệ và không hiểu "cảm giác về khoảng cách thích hợp" với người khác. Điều này là do những bậc cha mẹ độc hại thường được nuôi dạy như những bậc cha mẹ độc hại, vì vậy họ thường bị phụ thuộc hoặc bị bỏ rơi bởi cha mẹ, hoặc chỉ xây dựng những mối quan hệ cực đoan. Mối quan hệ xã hội càng ít, họ càng bị ám ảnh và muốn giữ lại những mối quan hệ đã được xây dựng bằng mọi giá (họ đây chính là mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái). Những bậc cha mẹ độc hại thường nghĩ rằng, bất cứ việc gì họ làm đều sẽ được tha thứ vì họ là lẽ sống của con. Do đó, họ thường có xu hướng thực hiện các hành động can thiệp quá mức cuộc sống của con như:

  • Có những đòi hỏi quá mức với trẻ

  • Giám sát chặt chẽ lịch trình cũng như đồ dùng của con

  • Lấy đi cả thời gian rảnh của con

  • Luôn thắc mắc, kiểm soát các vấn đề khác của con

5. Bạo lực bằng lời nói

Cha mẹ độc hại muốn cho con họ biết rằng họ có lợi thế và ở vị trí cao hơn. Đó là bởi vì mục tiêu cuối cùng của bậc cha mẹ độc hại là “khiến đứa trẻ phụ thuộc vào cha mẹ”. Nếu trẻ muốn tách khỏi gia đình, cha mẹ sẽ làm mọi cách để điều đó không xảy đến. Cha mẹ độc hại làm điều đó với ý nghĩ tự cho mình là trung tâm rằng "Tôi chỉ cần là chính mình." Chẳng hạn như “xây dựng mối quan hệ chủ - nô lệ” trong gia đình. Có rất nhiều cách bạo lực bằng lời nói, điển hình như:“Nếu không trở thành đứa trẻ ngoan, thì con chẳng cần làm gì nữa”“Hãy đi ra khỏi nhà đi..”“Giá mà không sinh con ra…”(Từ ngữ trong câu văn trên đã được giảm xuống mức độ nhẹ nhàng)

6. Bạo hành trẻ em

Giống như “bạo lực bằng lời nói”, đây cũng là cách cha mẹ độc hại dùng đến để con biết vị trí trong gia đình của họ. Bằng cách sử dụng bạo lực từ khi còn nhỏ, nó vô cùng hiệu quả không chỉ đối với mối quan hệ chủ tớ mà còn gây sợ hãi cho trẻ em. Bạo lực là một trong những biện pháp “kỷ luật” đối với phụ huynh độc hại. Đối với trẻ em, nhà là tất cả mọi thứ trên đời, vì vậy chúng dễ dàng nhận ra rằng chúng phải chịu đựng bất cứ điều gì chúng làm, và trẻ vẫn chưa nhận ra điều gì bất thường trong những hành vi đó. Những hành vi bạo lực có thể kể đến như:

  • Thờ ơ hoặc bạo hành trẻ

  • Phớt lờ bất cứ điều gì con làm

  • Chối bỏ trách nhiệm, từ bỏ việc nuôi dưỡng trẻ

Những biện pháp để cha mẹ không trở thành “cha mẹ độc hại”

Một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ độc hại cũng có thể trở thành cha mẹ độc hại. Bởi vì trẻ chỉ biết đến cách nuôi dạy con cái mà cha mẹ đã áp dụng với trẻ. Cuối cùng thì trẻ lại nuôi nấng những đứa con của mình theo cách như vậy. Để ngăn mình trở thành bậc cha mẹ độc hại, hãy xem xét các biện pháp khắc phục sau đây.

Tránh xa hoặc cắt đứt khỏi mối liên hệ, nguồn gốc độc hại

Ngay cả khi bạn nổi dậy chống lại cha mẹ độc hại, khả năng cao là nó sẽ bị dập tắt. Thay vì đối đầu, hãy cân nhắc việc giữ khoảng cách. Mặc dù tiêu cực, nhưng cũng có một cách để sống một cuộc sống mới. Đó là cắt đứt mối quan hệ, tránh xa khỏi cha mẹ độc hại hoặc thay đổi tên của bạn để giải phóng bản thân bởi bị ràng buộc bởi cha mẹ độc hại. Hãy suy nghĩ cẩn thận về những gì tốt nhất cho con của bạn.

Nhận chăm sóc, tư vấn từ các chuyên gia

Mặc dù đã đề cập áp dụng cách giữ khoảng cách khỏi những tiêu cực. Nhưng vẫn sẽ có một số người băn khoăn rằng: "Tôi không thể làm điều đó một cách dễ dàng" hoặc "Tôi không biết làm thế nào để đối phó với điều đó". Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi khuyên bạn trước tiên nên được điều trị và nhận sự tư vấn từ các chuyên gia. Bằng cách này, bạn có thể tìm ra cách đối phó với cha mẹ độc hại, giảm bớt lo lắng của chính mình và tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Ngăn chặn sự tiêu cực từ cha mẹ độc hại

Sau bài viết này, chúng tôi hy vọng cha mẹ đã hiểu hơn về cách nuôi dưỡng con của cha mẹ độc hại cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Nếu bạn lo lắng rằng cha mẹ của bạn có thể là cha mẹ độc hại, chúng tôi khuyên bạn nên thử nhận sự tư vấn từ chuyên gia càng sớm càng tốt. Khi bạn thoát khỏi được những tiêu cực do cha mẹ độc hại gây nên, bạn sẽ có thể bắt đầu một cuộc sống mới đầy tươi sáng. Đặc biệt khi bạn trở thành một người cha - người mẹ, hãy dũng cảm làm điều đó để con của bạn có thể trưởng thành trong môi trường giáo dục lành mạnh, đầy tình yêu thương.

Xem thêm: 6 thói quen tốt con cần học trước khi vào mẫu giáo