Khi nào mẹ nên bỏ bỉm cho con?
Khi nào mẹ cần cho con ngừng dùng bỉm cho con? Và cách bỏ bỉm cho con dễ dàng là gi?
Chắc hẳn với những mẹ lần đầu tiên làm mẹ thì sẽ có thắc mắc rằng không biết khi nào nên bỏ bỉm cho con thì được. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn mẹ cách bỏ bỉm cho con một cách dễ dàng cũng như thời gian mẹ nên bỏ bỉm cho trẻ.
Thời điểm giúp mẹ bỏ bỉm cho con dễ dàng?
Thời gian mẹ bỏ bỉm cho con sớm nhất thường là sau 1 tuổi, nhưng cũng có trường hợp là sau khi trẻ lên 3. Bỉm cho trẻ chia thành rất nhiều loại, có bỉm vải và bỉm giấy. Bỉm vải được nói là sẽ dễ cảm thấy được cảm giác khó chịu khi bị ướt, và giúp trẻ nhận thức được việc bài tiết ở cơ thể, giúp truyền cảm giác muốn đi vệ sinh ở trẻ sớm hơn. Thế nhưng, để bỏ bỉm cho trẻ, hơn cả việc để tâm rằng trẻ bao nhiêu tuổi thì tốt hơn hết là mẹ nên để ý đến sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì giai đoạn bỏ bỉm sẽ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bước vào giai đoạn “huấn luyện trẻ đi vệ sinh đúng cách”. Vì vậy, để cho giai đoạn bỏ bỉm diễn ra suôn sẻ, cha mẹ cần quan sát khả năng đi vệ sinh tự giác ở trẻ đã phát triển đến mức độ nào. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ nói về thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ luyện tập cách đi vệ sinh đúng cách.
・Khi trẻ có thể tự mình bước đi
Để bắt đầu huấn luyện trẻ cách đi vệ sinh thì điều đầu tiên mẹ nên cân nhắc là trẻ đã có thể tự bước đi một mình hay chưa. Vì vậy, trước hết rằng mẹ cần xác nhận điều này đã thể hiện rõ hay chưa. Khi trẻ có thể đi một mình, mẹ cần quyết định thời gian đi vệ sinh ở trẻ và tập cho trẻ thói quen tự đi vệ sinh. Khi trẻ đã học được cách ngồi trên bô hay bồn cầu, thì sau đó trẻ cần phải nhớ rằng phải đi vệ sinh trước khi tè dầm.
・Khi khoảng thời gian đi vệ sinh của trẻ được thực hiện đúng một thời điểm nào đó và thường xuyên hơn
Khi mẹ muốn bỏ bỉm cho trẻ thì mẹ chắc chắn rằng mẹ cần thấy được sự thay đổi trong việc đi vệ sinh ở trẻ. Khi khoảng cách ở những lần đi tiểu ở trẻ diễn ra dài hơn, thì đây là dấu hiệu cho thấy bàng quang ở trẻ đã trưởng thành hơn và có khả năng tích trữ được một lượng nước thích hợp. Việc hướng dẫn trẻ tập dùng bô nên được thực hiện sau khi khoảng cách giữa những lần đi tiểu của trẻ là trên 2 giờ. Để kiểm tra điều này, mẹ có thể kiểm tra mức độ đi vệ sinh thường xuyên của trẻ khi đeo bỉm. Trẻ sẽ dễ dàng tập được thói quen đi vệ sinh hơn nếu trẻ được mẹ nhắc nhở đi trước khi làm điều gì đó chẳng hạn sau khi thức dậy, hay trước khi ăn cơm.
・Khi trẻ có thể hiểu được ngôn từ
Khi trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, trẻ đã có thể hiểu được cơ bản những điều mà người lớn nói. Mặc dù trẻ không thể trò chuyện một cách trọn vẹn, nhưng chỉ cần khi mẹ nói chuyện với trẻ và trẻ có thể phản hồi như “Vâng”, “Không ạ”, thì cũng có thể xem là trẻ đã có thể hiểu những gì cha mẹ nói. Sau khi mẹ xác nhận rằng trẻ đã có thể hiểu được lời người lớn, hãy nói với trẻ “Hãy cho mẹ biết khi con muốn đi vệ sinh nhé” và tập cho trẻ ý thức được việc tự bản thân mình muốn đi vệ sinh.
Việc bỏ bỉm buổi tốn có tốn nhiều thời gian không?
Thông thường, việc bỏ bỉm ở trẻ được nói là sẽ khó khăn nhất khi bỏ bỉm cho trẻ vào buổi tối. Thực sự rất hiếm khi mẹ sẽ không cần bỉm ban đêm cho con, dù đã hoàn thành việc luyện con đi vệ sinh đúng cách vào ban ngày. Vì với trẻ việc điều khiển sự bài tiết của cơ thể vào ban đêm là rất khó. Do đó, không ít những trường hợp trẻ mặc quần vào ban ngày nhưng vẫn phải mang bỉm vào buổi tối. Sẽ tốt hơn hết là mẹ cần kiên nhẫn với việc bỏ bỉm vào buổi tối cho trẻ. Mẹ hãy kiểm tra tần suất rò rỉ ở bỉm và thay quần khi bỉm trẻ không còn ướt nữa. Và tất nhiên sẽ có vài lúc trẻ sẽ tè dầm mà không hay biết. Thế nhưng cảm giác khó chịu lúc đó sẽ giúp trẻ ý thức được việc không nên như thế nữa. Khi mẹ thay từ bỉm sang quần, mẹ đừng quên dùng các biện pháp tránh làm dơ nệm như sử dụng tấm lót chống thấm nước mẹ nhé.
Đừng vội bỏ bỉm cho con mà hãy kiên nhẫn thực hiện từng bước một
Một điều quan trọng trong giai đoạn mẹ thay bỉm cho con là mẹ không nên tức giận những lúc thất bại và so sánh với con của người khác. Việc ép buộc trẻ phải nhanh chóng làm quen có thể tạo nên tác dụng ngược lại như trẻ sẽ có ấn tượng không tốt với việc đi vệ sinh và cảm thấy sợ hãi điều đó. Vì vậy, để việc bỏ bỉm của trẻ diễn ra suôn sẻ, điều quan trọng là mẹ hãy quan sát thời điểm thích hợp và kiên nhẫn áp dụng từng bước một. Ngay cả khi mẹ đã tiến thêm một giai đoạn trong việc bỏ bỉm, thì nhiều lúc vẫn sẽ quay trở lại giai đoạn trước đó. Nếu mẹ đặt ra thời gian bắt buộc phải cho bỏ bỉm đúng thời điểm, thì sẽ có thể gây nên nhiều áp lực cho mẹ. Do đó, hãy kiên nhẫn thực hiện từng bước một mẹ nhé!