Khi nào mẹ nên cho trẻ ngủ phòng riêng?
Hiệu quả khi trẻ ngủ chung với mẹ và thời điểm thích hợp để con có phòng ngủ riêngNgủ cùng con hay tách phòng ngủ với trẻ sẽ tốt hơn? Khi nhìn con dần khôn lớn, sẽ có rất nhiều người mẹ bắt đầu có thắc mắc như thế này. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tác dụng của việc mẹ ngủ cùng trẻ và thời điểm thích hợp mẹ nên cho trẻ ngủ ở phòng riêng.
Những tác động tích cực từ việc ngủ cùng trẻ
Đây chắc hẳn là một khoảng thời gian hạnh phúc cho các ông bố bà mẹ khi có thể vừa ngủ vừa nhìn khuôn mặt say ngủ của con mình. Trên thực tế, ngủ cùng con trong thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và mối quan hệ cha mẹ - con cái. Vậy điều này có những ảnh hưởng tốt nào?
- bạn có thể xử lý ngay lập tức khi trẻ khóc
- Giúp cho con thân thiết hơn với cha mẹ
- Mang lại cảm giác an toàn
- Xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa cha mẹ - con cái
Gần gũi con từ khi còn nhỏ sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là khi còn bé, trẻ vẫn chưa thể nói tốt. Vì vậy, skinship (hành động gần gũi thân như nắm tay, ôm,...) rất quan trọng trong những thời điểm như vậy. Thông qua việc skinship, mối quan hệ của sự tin tưởng sẽ mẹ và bé sẽ trở nên sâu sắc hơn. Ngoài ra, ngủ với mẹ mang lại cảm giác an toàn và một số trẻ có thể ngủ ngon hơn.Ngoài ra, không chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cả mẹ cũng nhận được sự kích thích bởi skinship và tiết ra dopamine, một loại hormone thỏa mãn. Điều này làm giảm lo lắng và kích thích, và giúp ngăn ngừa trầm cảm sau khi sinh con. Vì vậy, ngủ gần bé cũng đem lại tác động tích cực đến các bà mẹ.
Khi nào mẹ nên làm phòng ngủ cho trẻ em?
Chúng ta hiểu rằng mặc dù có rất nhiều lợi ích của việc ngủ chung cùng con, mẹ cũng không thể ngủ cùng con mãi được. Vậy giai đoạn nào thì mẹ nên cho trẻ ngủ tại phòng riêng?
Khi cơ thể trẻ phát triển và sẵn sàng ngủ một mình
Đó là “khi vóc dáng của trẻ lớn lên” và “khi con sẵn sàng ngủ một mình”. Khi đó, trẻ có thẻ ngủ ngon cả về thể chất lẫn tinh thần mà không hề cảm thấy buồn bã.
Đến khi trẻ quen với việc ngủ một mình, hãy ngủ cùng con
Khi trẻ ngủ một mình, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tính tự lập của trẻ. Mẹ nên hỗ trợ gì để bé có thể tự ngủ ngon giấc?Cho đến khi con quen thì mẹ nên ngủ cùng đến khi trẻ ngủ say. Ngồi cạnh giường của trẻ và đọc một cuốn sách hoặc nói về các sự kiện trong ngày. Nếu mẹ cho trẻ hiểu, dù con ngủ một mình, mẹ vẫn sẽ ở bên và quan tâm con. Điều này sẽ khiến trẻ yên tâm hơn. Nếu trẻ cảm thấy bất an và không muốn ở phòng riêng. Mẹ nên ngủ cùng trẻ để trấn an con nhé! Khi bắt đầu, mẹ có thể cho trẻ ngủ với chiếc giường của mình khoảng một lần một tuần. Khi con đã dần quen, trẻ sẽ ngủ được một mình tại phòng riêng của mình.
Ủng hộ cảm giác "Hãy thử ngủ một mình" của trẻ
Nếu bạn không biết con bạn có muốn ngủ một mình hay không, tại sao không đặt thời gian chuẩn bị phòng ngủ cho con bạn vào năm 4 tuổi khi con ngày càng lớn hơn? Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý khoảng thời gian này cho đến 5 tuổi, là giai đoạn trẻ mong muốn nhận được nhiều tình yêu thương từ cha mẹ hơn. Nếu bạn và trẻ có thể hình thành sự gắn bó này một cách vững chắc, tâm hồn của con sẽ ổn định. Nhờ đó, khi con trưởng thành, trẻ sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình khi đối mặt với khó khăn. Điều quan trọng là không nên để trẻ cảm thấy "bị cha mẹ từ chối" khi ngủ một mình trong khoảng thời gian này. Đôi lúc, mẹ có thể từ chối ngủ cùng con một cách khéo léo để trẻ có thể hình thành tính tự lập. Giai đoạn 4,5 tuổi là một con số để mẹ tham khảo. Tùy thuộc vào quá trình và tính cách phát triển của con, mẹ cần thay đổi cho phù hợp mẹ nhé! Nắm bắt thời điểm thích hợp khi bạn nghĩ rằng con bạn đã bắt đầu độc lập, hãy ủng hộ cảm giác "ngủ một mình" của trẻ.Xem thêm: Những tác động tiêu cực về việc kỷ luật trẻ bằng phương pháp đòn roi là gì?