Không la mắng khi dạy con, lợi ích đem lại là gì?
“Giáo dục không la mắng” ở các nước Bắc Âu, có những lợi ích gì?
Cách “Giáo dục trẻ mà không la mắng” ở các nước Bắc Âu được cho là có hiệu quả và tốt hơn so với cách “Giáo dục nghiêm khắc” mà cha mẹ đã áp dụng từ trước đến nay. Thế nhưng, khi nuôi dạy một đứa trẻ, có rất nhiều bậc phụ huynh trở nên cảm tính và hay la mắng con. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói đến những lợi ích từ cách nuôi dạy không la mắng trẻ, và những điều mẹ cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này.
Lợi ích nuôi dưỡng con không la mắng là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu xem phương pháp giáo dục này đem lại lợi ích gì mẹ nhé!
Trẻ dễ dàng bộc lộ, thể hiện bản thân
Những đứa trẻ được nuôi dạy mà thường xuyên bị la mắng sẽ có dễ hình thành tính cách hướng nội, và thường để ý đến biểu cảm của mọi người xung quanh. Ngoài ra, cũng có người nói rằng những đứa trẻ bị đánh mắng thường xuyên sẽ có xu hướng trở nên hung dữ, cộc cằn hơn khi trưởng thành. Vì vậy, khi mẹ cố gắng kìm chế cảm xúc của bản thân, và không nổi nóng, trẻ sẽ dễ dàng bày tỏ, thể hiện cảm xúc và ý kiến của mình một cách thẳng thắn hơn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ có được sự tự tin, suy nghĩ tích cực, sẵn sàng nhận mọi thử thách và vượt qua điều đó.
Trẻ sẽ không bị căng thẳng dồn nén
Một trong những lợi ích tuyệt vời của phương pháp giáo dục này chính là trẻ sẽ không cảm thấy áp lực, căng thẳng. Khi trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường ít áp lực, thì trẻ sẽ có thể tự kiểm soát được những căng thẳng của bản thân. Thêm vào đó, khi trẻ gặp ít áp lực, thì trẻ sẽ có thể dễ dàng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Cũng như nâng cao được khả năng giao tiếp.
Các bước trong phương pháp giáo dục con không la mắng
Mặc dù đã hiểu rõ những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp này mang lại, nhưng sẽ rất khó để mẹ không nổi nóng trong lúc nuôi dạy trẻ. Để có thể áp dụng phương pháp này hiệu quả, mẹ có thể tham khảo những cách sau đây.
Hiểu rõ cơn giận của bản thân
Một trong những bước đầu của việc áp dụng phương pháp giáo dục này cho trẻ, là mẹ phải hiểu được lý do nào sẽ khiến bản thân nóng giận. Để biết được điều này, điều trước tiên mẹ cần là ghi chép lại những cơn giận của bản thân mình. Nhờ việc ghi chú như “Những việc khiến mẹ cảm thấy bực bội”; “Cảm xúc của mẹ vào lúc đó”; “Tại sao mẹ lại muốn như thế”; “Cách để giải quyết”, mẹ sẽ hiểu được cơn giận dữ của bản thân. Khi mẹ hiểu rõ cơn giận của mình, mẹ sẽ có thể tránh được những điều khiến mẹ cảm thấy khó chịu.
Hãy tạo không gian khiến mẹ có thể giữ được bình tĩnh
Điều quan trọng trong lúc nóng giận là hãy nơi mà có thể giúp cho mẹ trở nên bình tĩnh hơn. Nếu không thể tìm được không gian trong lúc đó, mẹ có thể áp dụng cách đếm số để kìm nén cảm xúc của mình.
Thường xuyên khen ngợi trẻ
Mặc dù cha mẹ sẽ luôn nhìn thấy những khuyết điểm ở trẻ, để ý đến những điều trẻ làm tốt cũng là một điều rất cần thiết. Hãy vừa khen ngợi trẻ vừa dành cho con những hành động yêu thương như xoa đầu con và nói “Con dọn dẹp sạch sẽ quá ta!”
Cố gắng thử nhiều cách dạy con, mà không dùng đến sự la mắng
Nếu trẻ không nghe lời bạn, đừng nổi nóng mà hãy thử một cách khác. Ví dụ, khi sắp đi chơi mà trẻ vẫn chưa tự mình chuẩn bị xong, mẹ có thể cho con những gợi ý như “Con đã chuẩn bị đi chơi xong chưa? Hay là hôm nay con không muốn đi?”. Ngoài ra mẹ cũng có thể khuyến khích con soạn đồ một cách gián tiếp như đặt câu hỏi cho con rằng “Con đã chuẩn bị xong đồ để chơi chưa?”
Hãy nghĩ đến cảm xúc của trẻ
Dù khi chúng ta trưởng thành, chúng ta cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi bị đồng nghiệp hay người thân nổi giận với mình. Vì vậy, mẹ hãy đứng trên lập trường của con, và suy nghĩ rằng nếu bản thân cũng sẽ bị nổi nóng như thế, mẹ sẽ cảm thấy thế nào. Điều này rất là quan trọng để mẹ có thể học được cách thấu hiểu cảm xúc của trẻ.
Những điều lưu ý khi áp dụng phương pháp này
Cuối cùng, hãy cùng tìm hiểu những điểm mà mẹ cần lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục này nhé.
"Không nổi nóng = Trẻ không ngoan"?
Một số bậc phụ huynh lầm tưởng rằng “Không nổi nóng = Trẻ sẽ không ngoan”. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải dạy con biết điều tốt và điều xấu. Hãy truyền đạt để con có một kiến thức vững chắc để học hỏi đúng đắn những quy tắc của xã hội. Thấu hiểu cảm xúc của con, đồng thời dạy trẻ biết điều nào nên làm và điều nào không nên làm.
Khi trẻ làm những điều nguy hiểm hay gây rối, chỉ nên la mắng con một vài lời
Dù nói là phương pháp giáo dục không la mắng trẻ, nhưng cũng không thể tránh khỏi những lúc mẹ cần phải rầy la con. Những khi con làm điều gì nguy hiểm hay làm phiền tới những người xung quanh, mẹ vẫn nên rầy la con mẹ nhé. Nhưng điều mẹ cần chú ý là, mẹ chỉ nên la mắng vì hành vi không tốt của trẻ. Những điều như phủ nhận tính cách của trẻ hay là “Con rất là không ngoan” là điều mẹ nên tránh. Ngoài ra, những lần la mắng kéo dài cũng sẽ không thể đem đến hiệu quả. Vì vậy, mẹ chỉ cần la khi trẻ có những hành động không tốt như “Con chơi ngoài đường rất là nguy hiểm đấy con có biết không!?”
Phương pháp này cũng là một cơ hội để mẹ xem lại những cơn giận của bản thân
Bởi vì cha mẹ cũng sẽ có những cảm xúc riêng của mình, đôi lúc cũng có thể bị cảm xúc của mình ảnh hưởng. Bởi vì trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều bà mẹ bị căng thẳng dồn nén, nên chỉ cần tức giận một lúc đã cảm thấy tâm trạng được thư thả hơn. Tuy nhiên, sau những lần như thế, cũng sẽ có lúc mẹ cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy có lỗi với trẻ. Vì vậy, phương pháp này không chỉ để giáo dục trẻ, mà cũng giúp cho mẹ hiểu được những nguyên nhân gây nên những cơn nóng giận của bản thân và kiểm soát được điều đó. Hãy thử áp dụng những phương pháp trong bài này để con trẻ có thể lớn lên trong một môi trường đầy tình yêu thương mẹ nhé!
Xem thêm bài viết mới: Tại đây