“Khủng hoảng tuổi lên 2” - nguyên nhân và những cách giải quyết cùng con
Khi trẻ lên 2, thì chắc chắn rằng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2”. Khi trẻ bước vào giai đoạn này, hẳn là có rất nhiều bà mẹ gặp phải nhiều khó khăn vì phải giải quyết những cơn cáu bẩn của trẻ ngày càng tăng lên, và trẻ luôn tỏ thái độ rằng “Con tự làm được!”, “Con không thích!”. Ngoài ra, nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì chắc hẳn là mẹ sẽ thấy lo lắng rất nhiều. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2” ở trẻ, giai đoạn này sẽ kéo dài tới khi nào? Và những cách giúp mẹ và trẻ trải qua giai đoạn này dễ dàng hơn. Các mẹ hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé.
"Khủng hoảng tuổi lên 2" ở trẻ là gì?
Giai đoạn mà trẻ bắt đầu có bắt đầu có cái tôi của bản thân và muốn tự làm theo ý của mình - thì giai đoạn này được gọi là “Khủng hoảng tuổi lên 2”. Ở giai đoạn này trẻ cảm thấy hứng thú với rất nhiều thứ khác nhau, và muốn tự bản thân làm điều đó. Điều này đôi khi sẽ khiến cho cha mẹ cảm thấy áp lực
“Khủng hoảng tuổi lên 2” ở trẻ bắt đầu từ khi nào? Kéo dài trong bao lâu?
Trong giai đoạn này, mong muốn cái tôi của trẻ sẽ càng ngày càng cao và trẻ sẽ luôn nói rằng “Con không thích”, “Mẹ để con làm!”. Giai đoạn này đôi khi còn được gọi là nỗi kinh hoàng tuổi lên 2. Cái tôi của trẻ trỗi dậy, và như lời của những ông bố bà mẹ hay nói rằng, đây là một bước tiến tới sự độc lập ở trẻ nhỏ. Thông thường, có nhiều người nói rằng tình trạng này sẽ dần lắng xuống khi trẻ lên 3, và sẽ hoàn toàn mất đi khi trẻ lên 4.
Nguyên nhân gây ra giai đoạn này là gì?
Giai đoạn này diễn ra được nói rằng bởi vì não trước của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Và những cảm xúc khó chịu của trẻ xảy ra khi bản thân muốn làm điều gì đó nhưng không được như ý muốn. Bởi vì hầu như trẻ chỉ làm theo những bản năng mà mình có chứ không suy nghĩ được những điều như “Nếu mình nói như vậy thì đối phương sẽ cảm thấy thế nào?”, “Tại sao bản thân mình lại không làm được?”, nên trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh, tự ý làm theo điều mình muốn và luôn miệng nói rằng “Con không thích!”, “Không được!”.
Cách giúp mẹ giải quyết khó khăn khi trẻ trong giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2”
Giai đoạn này là lúc mà trẻ sẽ nói “Không” rất nhiều. Vậy mẹ hãy trang bị cho bản thân những cách giải quyết khi trẻ bắt đầu gặp phải tình trạng này để tránh được những lần xung đột và thất vọng giữa cha mẹ và con cái.
Chấp nhận và giúp trẻ biểu đạt những cảm xúc của trẻ
Khi còn nhỏ, bởi vì trẻ chưa thể biết được nhiều từ vựng nên gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp. Mặc dù rất khó để nắm bắt chính xác những cảm xúc của trẻ, nhưng mẹ hãy quan sát và hiểu được lý do vì sao con tỏ ra khó chịu tùy theo các tình huống, rồi thay con biểu đạt cảm xúc của trẻ như là “Con muốn tự làm phải không nè?”, “Thật là buồn, không biết là con mèo nó đi đâu rồi ấy nhỉ?”. Khi mẹ thay con biểu đạt cảm xúc, cảm xúc của trẻ cũng dần ổn định và bình tĩnh trở lại.
Hãy để con làm những điều con muốn
Độ tuổi lên 2 là giai đoạn mà cho dù trẻ không thể làm được nhưng con vẫn muốn làm. Mặc dù cha mẹ sẽ có suy nghĩ rằng “Dù sao thì con cũng không thể nào làm được nên sẽ không cho con làm”, nhưng để nuôi dưỡng năng lực làm việc ở trẻ, cha mẹ nên tôn trọng những lúc trẻ muốn tự làm điều gì đó. Hãy chấp nhận cảm xúc của trẻ và điều đầu tiên là để trẻ tự làm và quan sát. Bởi vì có thể trẻ cũng sẽ không thích được cha mẹ giúp đỡ nên cha mẹ có thể cổ vũ và động viên trẻ như là “Con làm được tới đây luôn, giỏi quá!”, “Cái này hơi khó đó, con có cần mẹ giúp con không?” Thế nhưng, với những việc nguy hiểm hay trẻ không được làm thì mẹ hãy lập tức không cho trẻ làm nữa. Có thể lúc đó trẻ sẽ ăn vạ với mẹ, nhưng khi con đã bình tĩnh trở lại, mẹ hãy giải thích vì sao con không được làm điều đó mẹ nhé.
Hãy cùng con tạo nên một lối sống nề nếp
Mỗi ngày hãy tạo nên một lối sống nề nếp, chẳng hạn việc bạn sẽ báo với các thành viên khác trước khi bạn rời khỏi nhà. Bởi vì trẻ có thể theo dõi lịch trình của bạn, những cảm xúc khó chịu của trẻ cũng có thể được giảm đi. Như là hãy chắc chắn rằng bạn sẽ nói với trẻ trước khi làm một điều gì đó như “Chúng ta đi thay đồ thôi nào!” hay “Ăn cơm thôi nào!”
Hãy để tâm đến tình trạng sức khỏe của trẻ
Cảm xúc khó chịu của trẻ có đôi lúc cũng sẽ xuất phát từ những vấn đề sinh lý như là buồn ngủ, mệt mỏi, đói bụng, bị đau hay tâm trạng không vui. Và cảm xúc khó chịu cũng có thể là nguyên nhân của một số bệnh ở trẻ. Nếu trẻ có cảm xúc gay gắt hơn bình thường, hay cảm xúc khó chịu liên tục diễn ra, lúc đó mẹ nên cho trẻ đi khám sức khỏe để có những chuẩn đoán chính xác hơn.
Hãy vượt qua nỗi khủng hoảng tuổi lên 2 cùng con với suy nghĩ rằng đây là biểu hiện của sự trưởng thành!
Theo cách nhìn của một đứa trẻ, chúng trở nên gay gắt vì khi chúng muốn làm điều gì nhưng không thể làm được hay cha mẹ không cho trẻ làm; theo cách nhìn của cha mẹ, đây là điều quan trọng con cần được dạy dỗ nhưng con lại luôn bướng bỉnh và khó chịu. Trong giai đoạn này, dù là với trẻ hay với cha mẹ đều là một giai đoạn khó khăn. Thế nhưng nếu cha mẹ suy nghĩ rằng đây là một giai đoạn để trẻ có thể phát triển não bộ, thì chắc chắn rằng giai đoạn này sẽ trôi đi một cách nhanh chóng. Giai đoạn khủng hoảng này chính là đỉnh điểm của sự phát triển ở não bộ trẻ. Vì vậy, hãy vượt qua một cách khéo léo để cha và mẹ không phải trải qua những mệt mỏi và kiệt sức.