Khuyên dạy trẻ lên 3 như thế nào thì tốt?
Làm thế nào để nuôi dạy tốt một đứa trẻ 3 tuổi đang trong thời kỳ nổi loạn
Khi lên 3, trẻ sẽ có xu hướng muốn tự làm mọi điều. Tuy nhiên, bên cạnh việc vui vẻ vì sự trưởng thành, đôi lúc trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh vì mọi việc không theo ý mình muốn. Đặc biệt ở lứa tuổi lên ba, tính tự khẳng định ngày càng cao, và dù cha mẹ dành lời khuyên cho con, cũng có lúc trẻ sẽ không lắng nghe điều đó. Rất khó để mẹ có thể dạy bảo cho trẻ khi con trong tình trạng quấy khóc và khó chịu. Khi đó, mẹ lên làm gì để dạy bảo trẻ? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách trong nuôi dạy trẻ lên 3 mẹ nhé!
Những đặc điểm đặc trưng của trẻ lên 3 là gì?
Khi lên 3, thể chất của trẻ cũng sẽ phát triển hơn, quãng đường đi bộ một mình tăng lên đáng kể, có thể ăn no mà không bị rơi thức ăn ra ngoài. Bên cạnh đó, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ cũng được nâng cao, và trẻ có thể giao tiếp bằng những từ ngữ phức tạp hơn với bạn bè và người lớn xung quanh.Khi có thể làm được nhiều việc hơn, tính tự lập sẽ dần được hình thành. Tiếp nối thời kỳ nổi loạn ở tuổi lên 1 và 2, ở độ tuổi này cái tôi của trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển, và trẻ sẽ thường phản kháng, phản đối lại ý kiến của cha mẹ. Chẳng hạn như khi mẹ muốn dạy trẻ điều gì đó, con lại thường xuyên nói “Con không thích!” “Con không muốn”.
Giáo dục trẻ 3 tuổi - 5 cách mẹ nên biết!
Vậy thì, đối với thời kỳ nổi loạn của trẻ lên 3, mẹ nên nói gì và nên truyền đạt thế nào để con có thể hiểu được? Hãy cùng xem những cách giáo dục sau mẹ nhé!
1. Đặt ra tiêu chuẩn, giới hạn về việc la mắng trẻ
Giáo dục trẻ là rất quan trọng, tuy nhiên nếu chỉ toàn là la mắng, thì cũng có khả năng khiến trẻ hạn chế phát triển về nhiều mặt. Để ngăn chặn điều này xảy ra, điều quan trọng là phải đặt ra tiêu chuẩn cho việc la mắng. Mẹ hãy đưa ra những điều mà con không nên làm, chẳng hạn như:・Làm những việc nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng・Làm những điều tổn thương và khiến mọi người buồnNói trước với trẻ về quy tắc "Điều này hoàn toàn không tốt", và mẹ sẽ la mắng khi con vi phạm. Ngoài những điều mẹ đã đặt ra, thì khi con phạm lỗi sai khác, chỉ nên nhắc nhở con nhẹ nhàng. Trong quá trình khuyên dạy trẻ, mẹ hãy cố gắng bảo vệ lập trường của con, điều này sẽ giúp con phát triển tính tự lập tốt hơn khi con lớn lên.
2. Bình tĩnh nói ra quan điểm của bản thân
Khi một đứa trẻ không nghe lời cho dù mẹ đã nói bao nhiêu lần, mẹ có thể bực bội và giọng nói lúc đó có thể trở nên to hơn. Tuy nhiên, khi người lớn nhắc nhở trẻ với giọng nói to, cảm giác sợ hãi của đứa trẻ sẽ nhiều hơn là hối hận. Lúc này, trẻ sẽ không thể tiếp thu những điều mẹ lưu ý. Vì vậy, để trẻ hiểu những gì bạn muốn nói, hãy "nói với giọng bình tĩnh" và "nói ngang tầm mắt với trẻ".
3. Giao tiếp bằng những từ ngữ tích cực
Khi cha mẹ không có đủ thời gian hay mất bình tĩnh, sẽ có thể bực bội và buột miệng nói: "Tại sao con không thể làm điều này!?" Tuy nhiên, khi cha mẹ nói những lời tiêu cực này, trẻ sẽ bị tổn thương và mất tự tin.Ví dụ, thay vì nói "Tại sao con không thể tự mặc đồ ngủ của mình!" hãy nói “Nếu con làm như thế này, sẽ dễ dàng gài nút hơn. Thấy chưa, con tự làm được rồi đó!”. Hay thay vì nói “Con đi đánh răng mau lên!” hãy nói “Sắp đi ngủ rồi, con đi đánh răng đi nhé! Mẹ chờ con ở ngoài.” Chỉ cần thay đổi những từ bạn sử dụng sẽ thay đổi được tâm trạng và động lực của trẻ.
4. Hãy giải thích rõ ràng lý do vì sao trẻ không được làm điều đó
Với kinh nghiệm nhiều năm trong cuộc sống, người lớn có dự đoán và phòng hờ những điều tiêu cực xảy đến. Tuy nhiên trẻ nhỏ thì vẫn chưa có đủ kiến thức để làm điều đó. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần giải thích rõ lý do về hành động không cho phép con làm điều gì. Ví dụ, khi mẹ nói “Con không được đứng trên ghế” trẻ sẽ không hiểu tại sao không được làm điều đó, và lần sau con vẫn sẽ tiếp tục thực hiện. Thay vào đó, mẹ hãy dặn trẻ rằng “Nếu con đứng trên ghế sẽ rất dễ bị ngã và làm đau mình. Nên lần tới đừng làm vậy nữa nhé!” Hay khi con giành đồ chơi của bạn, hãy giải thích cho trẻ hiểu hành động này sẽ khiến bạn của con cảm thấy buồn. Khi trẻ được mẹ nỏi rõ lý do, con sẽ dần hiểu hơn và rút kinh nghiệm cho lần sau.
5. Luôn khen ngợi trẻ khi có thể
Khi một đứa trẻ làm điều gì đó tốt hoặc giữ lời hứa của mình, điều quan trọng là phải khen ngợi và nói cho trẻ biết lý do tại sao trẻ lại tuyệt vời như vậy. Một điều mẹ cần lưu ý rằng, không nên dùng những lời khen ngợi chung như “Con thật giỏi”, “Con thật tuyệt.” Mà hãy cho trẻ biết vì sao con được khen ngợi. Chẳng hạn như, “Con biết đặt kéo về vị trí cũ rồi nè, con giỏi quá!”, “Con có thể tự đi bộ tới công viên luôn đó, giỏi chưa” … Đưa ra một lý do cụ thể và khen ngợi trẻ sẽ mang lại cho con cảm giác an toàn và tin tưởng rằng các cha mẹ đang nhìn nhận đúng về mình. Lời khen ngợi của mẹ sẽ giúp trẻ có thêm nhiều động lực và cố gắng hơn cho lần sau.
Hãy nuôi dạy trẻ bằng sự ấm áp
Khi nghĩ về cách nuôi dạy con của mình, mẹ có thể tự hỏi liệu mình có nên bị la mắng nặng nề hơn hay mỗi lần như vậy nên nhắc nhở nhiều hơn. Tuy nhiên, khi trẻ lên 3, tính tò mò và tính tự lập con ngày càng nhiều hơn. Mẹ có thể nói, "Điều này không tốt, điều đó không tốt", nhưng hãy tôn trọng ý muốn của trẻ càng nhiều càng tốt và để trẻ tự do ở một mức độ nào đó. Hãy lấy cha mẹ làm gương, và lựa chọn phương pháp nuôi dạy tùy vào từng tính cách của con cha mẹ nhé! Xem thêm: Nguyên nhân khiến tóc bé mọc ít, mỏng và cách cải thiện