Làm thế nào khi trẻ nghiện điện thoại?

Khi trẻ nghiện dùng điện thoại, thì mẹ nên làm thế nào?

Nghiện điện thoại là một triệu chứng không tốt trong quá trình phát triển ở trẻ. Điều này sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến thị lực và não bộ ở trẻ nhỏ. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng smartphone hiện nay là một vật dụng tiện lợi và không thể thiếu của rất nhiều người.Sự thật rằng, bản chất của smartphone không xấu. Quan trọng là cách chúng ta sử dụng nó như thế nào. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu về những dấu hiệu của nghiện điện thoại và tác hại của điều đó đến trẻ nhỏ. Và những cách mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này ở con mình.

Trẻ em hiện nay càng ngày càng nghiện điện thoại thông minh

Chắc hẳn đã có nhiều người quen với sự hiện diện của smartphone trong nhà. Chẳng hạn như “Tôi chỉ dùng điện thoại khi ở nhà, nhưng nó trở thành thói quen và tôi thường xuyên sử dụng nó”, “Tôi chỉ cầm lên là không thể nào ngừng việc để ý đến điện thoại của mình”. Hiện nay, vấn đề nghiện điện thoại không chỉ ở trong bộ phận người lớn. Bởi vì Covid-19, mà thời gian con trẻ ở nhà nhiều hơn. Chính vì vậy, mẹ cần phải để ý hơn. Những bước sau đây sẽ giúp mẹ kiểm tra xem con có nghiện điện thoại hay không.

Những điều cần quan sát khi con sử dụng điện thoại

  • Muốn sử dụng điện thoại ngay lập tức

  • Dù kêu con dừng sử dụng nhưng con vẫn tiếp tục dùng

  • Sẽ trở nên khó chịu nếu bị tịch thu điện thoại

  • Sử dụng điện thoại liên tục vượt qua thời gian quy định

  • Mải mê sử dụng điện thoại mà không làm những điều đã hứa với mẹ hoặc không ăn cơm

Nếu con bạn có nhiều biểu hiện như trên, mẹ cần xem lại cách sử dụng điện thoại của con mình mẹ nhé.

Sử dụng điện thoại thông minh để giáo dục trẻ có tốt không?

Có một số lý do tại sao nhiều người nói rằng sử dụng điện thoại thông minh để nuôi dạy trẻ là không tốt. Khi trẻ bị phụ thuộc vào điện thoại, mẹ cần biết những điều sau đây. Thứ nhất, sẽ kích thích não bộ và thị lực hoạt động quá mức, gây nên những ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Và điều này không chỉ đúng với trẻ mà còn đúng với người lớn.Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ phụ thuộc vào điện thoại thông minh như khi mẹ cho trẻ sử dụng một thời gian dài, hay lập tức đưa điện thoại khi trẻ quấy khóc. Trẻ sẽ chỉ chăm chú vào điện thoại cả một ngày, và giao tiếp giữa trẻ cùng với cha mẹ cũng sẽ bị giảm đi. Một khuyết điểm khác của việc giáo dục trẻ bằng điện thoại thông minh là mọi người xung quanh đều sẽ nghĩ điều đó là không tốt.

Để trẻ không nghiện điện thoại, mẹ nên làm gì?

Như đã nói ở trên, điện thoại thông minh đem đến nhiều rủi ro cho trẻ. Nhưng khó có thể để trẻ hoàn toàn không sử dụng chúng. Cuối cùng, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ những cách để trẻ có thể sử dụng điện thoại thông minh mà không bị nghiện.

Hãy để con tự quyết định những quy tắc khi sử dụng điện thoại

Đối với người lớn cũng vậy, khi được người khác ra lệnh làm một điều gì đó, chúng ta thường sẽ bảo vệ ý kiến cá nhân một cách mạnh mẽ. Thế nhưng, nếu bản thân mình tự quyết định, mình sẽ dễ đứng trên lập trường của bản thân và thực hiện điều đó. Hãy truyền đạt cho trẻ những tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức dẫn đến nghiện chúng. Từ đó, mẹ hãy cho trẻ tự suy nghĩ xem làm cách nào để sử dụng điện thoại một cách tốt nhất. Và sẽ tốt hơn cả khi mẹ biến điều đó trở thành những quy ước giữa mẹ và con.

Hãy kêu trẻ khi trẻ dùng điện thoại

khi trẻ chăm chú sử dụng điện thoại của mình, mẹ hãy bắt chuyện với trẻ, thể hiện sự thích thú để trẻ không quá tập trung vào việc dùng điện thoại nữa. Ví dụ như “Con đang xem gì thế?” “Làm sao con tìm được bộ phim hoạt hình thú vị như thế đó?”,... Những đứa trẻ nhỏ tuổi sẽ vui vẻ khi được mẹ hỏi như thế và hào hứng chỉ cho mẹ cách trẻ tìm ra một điều gì đó. Hãy sử dụng điện thoại như một công cụ giao tiếp, tạo nên chủ đề trò chuyện giữa mẹ và con.

Cho trẻ tiếp xúc với những việc thú vị hơn là sử dụng điện thoại

Khi trẻ dùng điện thoại, trẻ sẽ trở nên lười vận động hơn. Do đó, mẹ hãy cho trẻ cảm nhận được những thú vui khi đi thăm vườn thú hay bảo tàng, cho trẻ ngắm nhìn đồ vật thực tế ở nơi đây, trải nghiệm những đồ vật linh thiêng từ ngàn đời xưa. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy những hoạt động này thú vị và vui nhộn hơn việc sử dụng điện thoại. Hãy luôn tạo ra những điều vui nhộn hơn cả việc sử dụng điện thoại để thu hút tính tò mò của trẻ.

Khi trẻ thất hứa, hãy cho trẻ tự kiểm điểm hơn là ngăn cấm trẻ

Trong trường hợp trẻ vô tình không giữ được quy tắc mình đã đặt ra và thất hứa với cha mẹ. Điều đầu tiên, mẹ hãy trò chuyện cùng trẻ, lắng nghe lý do vì sao con không giữ được lời hứa. Phải cho trẻ nên lên những suy nghĩ và lý lẽ của bản thân. Lúc này, có thể trẻ sẽ tự bào chữa cho lỗi lầm của mình. Nhưng điều quan trọng là trẻ nhận thức được lỗi mà mình mắc phải. Nếu mẹ la mắng, cấm và tịch thu điện thoại của trẻ, thì cũng không thể nào giải quyết được vấn đề. Hơn nữa, khi trẻ càng lớn lên, cách sử dụng điện thoại cũng sẽ thay đổi. Do đó, sẽ tốt hơn hết là mẹ và trẻ cùng xem lại những quy tắc và thay đổi cho phù hợp.

Xem thêm bài viết: Có nên nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức?

Previous
Previous

6 cách khắc phục tóc bạc tại nhà cho mẹ

Next
Next

Mẹo giúp mẹ cải thiện nám da sau khi sinh