Liên tục la mắng con - ảnh hưởng thế nào đến trẻ nhỏ?  

5 tác hại của việc luôn la mắng trẻ

Hầu như bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con sẽ thích học và tự giác học. Và làm tất cả chỉ để mong muốn đem đến những điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ rất khó như những gì cha mẹ kỳ vọng.Mẹ có từng nói những lời này với con hay chưa? Như là “Tại sao con lại còn chưa học bài?”, “Sao con không tự giác làm bài?”, “Con đã nói với mẹ là học từ mấy giờ mà giờ con lại ngồi chơi như thế?”, … Tuy nhiên, theo nhiều khuyến cáo, việc la mắng quá nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số tác hại của việc thường xuyên la mắng trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Tác hại 1: Mất động lực

Việc cha mẹ lo lắng về quá trình học tập của con mình hằng ngày, không chỉ không thúc đẩy động lực học tập hay theo đuổi niềm yêu thích cá nhân, mà có thể đem đến những tác dụng ngược lại. Tác động tiêu cực đầu tiên của việc luôn la mắng trẻ nhỏ chính là sẽ khiến mất đi động lực và suy nghĩ “Bản thân cần phải học”. Bởi vì khi bị la mắng, trẻ sẽ có suy nghĩ “Bản thân bị đổ lỗi” hay “Bản thân không được công nhận”. Và đến một lúc nào đó, con sẽ không còn muốn chia sẻ nỗi niềm của bản thân, tự thu mình lại và trở nên ngoan cố, bướng bỉnh. Ở một số trường hợp, trẻ sẽ hình thành nên cảm giác “Bởi vì làm điều này nên mới bị cha mẹ la mắng trách phạt”. Và dần con sẽ mất đi động lực của bản thân mình.

Tác hại 2: Cảm thấy thiếu thốn tình cảm gia đình

Tác động tiêu cực thứ hai là nếu trẻ liên tục bị la mắng, con sẽ cảm thấy mất lòng tin vào cha mẹ. Và những cảm xúc tiêu cực sẽ dần xuất hiện trong suy nghĩ của con như “Mẹ không chịu hiểu mình”, “Mình là một đứa trẻ hư, nên không muốn làm gì nữa cả”, “Chắc là cha không thích mình”, “Mọi người không còn yêu thương mình nữa?” … Và lâu dần, con sẽ không còn ngoan ngoãn như trước. Trong một số trường hợp, sự mất lòng tin vào nhau ngày càng lớn khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái nguội lạnh dần, cuối cùng dẫn đến sự đổ vỡ của mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Tác hại 3: Tự ti vào khả năng của chính mình

Tác hại kế tiếp chính là việc khiến trẻ mất đi sự tự tin vào bản thân mình. Những cảm xúc và suy nghĩ như “Bản thân không làm được gì”, “Tại sao lúc nào mình cũng bị la mắng?”, “Vì sao việc gì mình cũng không thể làm được?” sẽ khiến cho con dần mất đi sự khẳng định của riêng mình và luôn phủ định bản thân. Sau đó, không chỉ học tập, mà còn cả vui chơi, lối sống, và bất cứ điều gì khác, trẻ sẽ bắt đầu nghĩ rằng bản thân không thể làm được. Đương nhiên, trẻ sẽ không có năng lượng để đón nhận thử thách và nỗ lực hết mình. Ví dụ, dù khi con cố gắng một chút nhưng nếu có một trở ngại nhỏ, trẻ cũng sẽ nhanh chóng bỏ cuộc. Sự khác biệt này rất lớn khi một đứa trẻ có sự khẳng định bản thân cao. Con sẽ có nhiều động lực và sẵn sàng tiếp nhận nhiều thử thách trong cuộc sống.

Tác hại 4: Hiệu ứng tâm lý “Chùm nho chua”

Tác hại thứ 4 mà việc liên tục la mắng trẻ chính là giá trị của việc trẻ bị la mắng sẽ giảm xuống. Ví dụ như, nếu trẻ bị mắng vì việc học, giá trị của việc học sẽ giảm xuống ở trẻ, và nếu con bị mắng vì ngăn nắp, giá trị của việc ngăn nắp sẽ giảm xuống. Đây được gọi là hiệu ứng tâm lý “Chùm nho chua”. Thuật ngữ tâm lý học này được dựa trên truyện ngụ ngôn của Aesop “Con cáo và chùm nho”. Nói cách khác, nếu một người thường xuyên bị phủ nhận, và không thể đạt được thành công như mong muốn, họ sẽ có xu hướng phủ định lại việc cần cố gắng, dễ dàng từ bỏ vì nghĩ rằng việc này không đáng để nỗ lực thêm nữa.Cáo tìm thấy một quả nho ngon và cố gắng nhảy lên để lấy chùm nho đó. Tuy nhiên, vì nho ở trên cao nên dù cố gắng bao nhiêu lần cũng không lấy được. Sau đó, cáo đã bỏ cuộc và nói “Nho còn xanh lắm! Chắc chắn thể nào chùm nho đó vẫn còn chua”. Đó là hành động hạ thấp giá trị của một việc để bảo vệ bản thân, và biện hộ cho lý do từ bỏ của mình.

Tác hại 5: Cố gắng bắt chước nói lại những lời nói phủ định từ cha mẹ

Tác hại thứ 5 chính là trẻ sẽ vô tình tiếp thu những lời nói tiêu cực dành cho mình. Phần lớn trẻ sẽ học từ việc bắt chước lời nói của cha mẹ. Nếu cha mẹ nói tiếng Nhật, con cái của họ sẽ nói tiếng Nhật, và nếu cha mẹ nói tiếng Anh, con cái của họ cũng sẽ nói tiếng Anh. Nếu cha mẹ liên tục nói những lời nói tiêu cực, thì trẻ cũng sẽ tiếp thu và sử dụng những ngôn từ đó. Những điều này sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến tâm lý và cách nhìn nhận mọi chuyện xung quanh. Và trẻ có thể sẽ sử dụng những lời nói đó dành cho người khác chẳng hạn như bạn bè của con.Bài viết trên đây nêu một số tác hại đặc trưng của việc liên tục la mắng con trong thời gian dài. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều tiêu cực từ điều này có thể đem lại. Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ hãy cố gắng bình tĩnh, và đừng nên nói những lời tiêu cực trong lúc bản thân nóng giận nhé!

Xem thêm: Con cần làm gì khi đi lạc? – Bảo vệ con nhờ chuẩn bị trước kỹ năng cho trẻ

Previous
Previous

Lợi ích và tác hại của rèn luyện bóng đá dành cho trẻ nhỏ

Next
Next

Con cần làm gì khi đi lạc? - Bảo vệ con nhờ chuẩn bị trước kỹ năng cho trẻ