HAJIMARIMOM.com

View Original

Lợi ích của giáo dục sớm là gì? Những điều quan trọng đối với giáo dục sớm

Lợi ích của giáo dục sớm là gì? Những điều quan trọng đối với giáo dục sớm

Nhiều mẹ sẽ thắc mắc liệu giáo dục sớm cho trẻ chưa bước vào trường tiểu học có tốt hơn không? Hiện nay, có rất nhiều dạng giáo dục sớm và các bài học có thể thay đổi tùy thuộc theo năng lực, tính cách của từng trẻ, giúp con phát triển nhiều kỹ năng hơn.Mặt khác, giáo dục sớm cũng đem lại một số hạn chế, nên mẹ cần tìm hiểu cụ thể trước khi cân nhắc thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược và những ưu và khuyết điểm của giáo dục sớm. Cùng những điều quan trọng cần lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ. Nếu mẹ đang băn khoăn về vấn đề này, hãy theo dõi đến cuối bài viết mẹ nhé!

Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm là giáo dục chủ yếu nhằm tiếp thu và nâng cao kiến ​​thức, kỹ năng cho trẻ mẫu giáo (trẻ trước khi bước vào trường tiểu học). Vì não bộ của trẻ rất dễ phát triển trong thời thơ ấu, nên người ta nói rằng có thể dễ dàng cải thiện khả năng bằng cách bắt đầu giáo dục ở giai đoạn đầu. Trong một số trường hợp, giáo dục sớm bắt đầu từ khi trẻ 0 tuổi. Tuy nhiên, có một số ý kiến ​​tiêu cực về giáo dục sớm vì những bất lợi cho trẻ. Giáo dục sớm thường được thực hiện bằng cách đến một lớp học dành cho trẻ sơ sinh hoặc bằng cách đặt mua tài liệu giảng dạy để tự học ở nhà.Những ví dụ về giáo dục sớm thực tế cho trẻ:

  • Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng anh)
  • Kỹ năng đọc viết
  • Toán học
  • Vận động (Thể dục và bơi lội)
  • Âm nhạc (Piano và Violin)
  • Nhảy

Với sự tiến bộ của toàn cầu hóa trong những năm gần đây, giáo dục sớm về ngoại ngữ và khả năng đọc viết ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, có nhiều phòng học mầm non đang hướng đên chuyên dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ.

Ưu và khuyết điểm của giáo dục sớm cho trẻ

giáo dục sớmGiáo dục sớm đem đến nhiều lợi ích nhưng cũng có những bất lợi cho trẻ nhỏ. Để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh mà không tạo ra gánh nặng không cần thiết cho trẻ, điều quan trọng là phải hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục sớm.

Lợi ích 1: Phát triển, nâng cao khả năng học tập cơ bản

Lợi ích đầu tiên của việc giáo dục sớm là giúp trẻ có thể tiếp thu kiến ​​thức như chữ và số, đồng thời cải thiện khả năng học tập cơ bản của mình trong giai đoạn trẻ có thể tiếp thu nhanh và linh hoạt nhiều kiến thức khác nhau. Não bộ con người phát triển hệ thần kinh từ 0 ~ 5 tuổi. Vì vậy, bằng cách bắt đầu giáo dục từ khi còn nhỏ, có thể đạt được khả năng trí tuệ cao ngay cả trước khi trẻ đi học mẫu giáo. Nếu trẻ có thể đọc và viết các chữ cái và hiểu các phép tính đơn giản trong thời thơ ấu của mình, con sẽ sẵn sàng học thêm các ý tưởng ứng dụng vào thời điểm con bước vào trường tiểu học. Ngoài ra, những đứa trẻ có học lực cơ bản thường có xu hướng tự đọc những cuốn sách đơn giản và trở nên quan tâm đến tự nhiên và khoa học.

Lợi ích 2: Giúp trẻ có được sự tự tin

Một lợi ích khác của giáo dục sớm đem lại là nâng cao sự tự tin trong con. Các bài học trong giáo dục sớm sẽ giúp con có những kinh nghiệm, trải nghiệm thành công trong nhiều lĩnh vực. Những trải nghiệm mà trẻ có thể làm điều mình muốn bằng chính đôi tay của con, hay lý giải được những thắc mắc trong con sẽ giúp trẻ nâng cao sự tự tin của bản thân mình. Ngoài ra, nếu trẻ có thể giải các bài toán về đọc viết và tính toán trước khi đến trường, con sẽ không gặp nhiều khó khăn trong môi trường giáo dục mới. Bắt kịp môi trường mới hay bạn bè sẽ giúp con tự tin hơn. Khi con có được sự tự tin, con sẽ phát triển năng lực bản thân tốt hơn. Trẻ có thể tạo ra một chu trình (kế hoạch học tập) hiệu quả, nơi con có thể làm được nhiều việc hơn.

Khuyết điểm 1: Dễ mất đi tính độc lập ở trẻ

Nhược điểm đầu tiên của giáo dục sớm là trẻ có xu hướng mất tính tự lập.Trong các tiết học, trẻ thường làm theo chủ đề và nhiệm vụ cố định, có ý thức được bố mẹ và thầy cô khen ngợi. Nếu cứ tiếp tục như thế, ngay cả khi trẻ có thể làm việc với những gì con được giao để đạt được kết quả, trẻ sẽ mất đi sự độc lập để bắt đầu tìm kiếm những gì con muốn làm.

Khuyết điểm 2: Dễ bị căng thẳng

Nhược điểm thứ hai của giáo dục sớm là trẻ dễ bị căng thẳng tích tụ do học quá nhiều và học bài vào một giờ cố định. Con có thể sẽ cố gắng quá sức để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ và luôn căng thẳng, phá vỡ lối sống của con và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu mẹ ép buộc giáo dục sớm khi tinh thần và thể chất trẻ chưa phát triển, con sẽ trở nên bạo lực do căng thẳng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của trẻ.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng giáo dục sớm

giáo dục sớm cho trẻ nhỏHiểu những lợi ích và khuyết điểm của giáo dục sớm sẽ không đủ để giúp mẹ ngăn ngừa những thất bại. Để kết nối giáo dục sớm với sự trưởng thành của trẻ, mẹ cần hiểu về những điểm quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi dạy trẻ. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ 2 điểm cần quan tâm khi áp dụng nuôi dạy sớm ở trẻ nhỏ.

Ưu tiên niềm vui của con

Điều quan trọng là phải ưu tiên xem trẻ có vui không. Giáo dục sớm là vì sự phát triển của trẻ và không nên tự mãn đối với cha mẹ. Ngay cả khi tiến hành giáo dục sớm với tầm nhìn về tương lai, chẳng hạn giúp ích cho các bài kiểm tra sau này. Cần phải cẩn thận để không quá áp đặt suy nghĩ cha mẹ lên trẻ. Ngoài ra, giáo dục sớm có thể gây căng thẳng nếu trẻ không tận hưởng và cảm thấy vui vẻ với giờ học. Điều quan trọng là mẹ phải luôn lắng nghe và quan sát, vì một số trẻ có thể không thể hiện được cảm giác khó chịu của mình.

Đừng kìm hãm tính độc lập của trẻ em

Tôn trọng tính độc lập khiến trẻ sẵn sàng làm mọi việc hơn. Ngược lại, khi cha mẹ kìm nén sự độc lập của con mình, đứa trẻ sẽ ngày càng trở nên thụ động. Một trong những nhược điểm của giáo dục sớm là thiếu tính tự lập. Để che lấp những thiếu sót của giáo dục sớm và giáo dục trẻ tốt hơn, điều quan trọng là mẹ phải phát triển khả năng tự học của con mình.

Hãy cùng nhau tận dụng tốt giáo dục sớm dành cho trẻ mẹ nhé!

Cha mẹ thông qua giáo dục sớm thể hiện tình yêu và mong muốn một tương lai tươi sáng dành cho con là một điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng giáo dục sớm không đồng nghĩa với việc ép buộc trẻ học tập. Hãy cho con tiếp cận nếu trẻ cảm thấy thích thú. Ngược lại, nếu con không muốn, cũng không nên ép buốc trẻ nhỏ. Thay vì bị bó buộc vào giáo dục sớm, hãy theo dõi sự phát triển của con bạn đồng thời tận dụng nó một cách hiệu quả.Xem thêm: 2 cách làm món Tempura được yêu thích tại Nhật Bản