Lợi ích của yến mạch cho sức khỏe cả nhà

Mẹ có kết hợp chế độ ăn uống có yến mạch trong thực đơn của mẹ không? Đây có thể là một nguyên liệu xa lạ với một số mẹ, nhưng trên thực tế là, yến mạch còn có thể được thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Bởi vì đây là một nguyên liệu có thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, có ích cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ những lợi ích mà yến mạch đem lại cho sức khỏe cả nhà.

Yến mạch là gì?

Yến mạch là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch có rất nhiều loại, như yến mạch nguyên cám, yến mạch cán dẹt, yến mạch ngũ cốc ăn cùng sữa và sữa chua. Loại yến mạch dễ ăn có thể kể đến là yến mạch cán dẹt, một thực phẩm thường có trong thực đơn hằng ngày ở Anh, Mỹ, Scotland. Yến mạch giàu thành phần dinh dưỡng, nổi tiếng là một thực phẩm đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây cũng là thành phần chính của món Granola mà bạn thường nghe đến. Tuy nhiên, yến mạch trong Granola sẽ được làm ngọt bằng cách thêm vào siro phong và đường. Và được chế biến bằng cách trộn cùng dầu oliu, và nướng bằng lò vi sóng. Ngoài ra, bột yến mạch ít ngọt, không chứa đường và dầu, là món ăn hiệu quả cho thực đơn ăn kiêng của bạn.

Thành phần dinh dưỡng có trong yến mạch

Yến mạch chứa nhiều thành phần giàu dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng chính có trong yến mạch là chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin,... Nổi bật trong yến mạch là thành phần chất xơ. Chất xơ có trong yến mạch cao hơn gạo lứt gấp 3 lần, và gạo trắng gấp 22 lần. Bên cạnh đó, lượng chất sắt thường ngày cần thiết cho phụ nữ độ tuổi 20 trở lên là 10.5mg, và nam giới là 7mg. Do đó, chỉ với 200g yến mạch, mẹ đã có thể có đủ lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.Ngoài ra, bởi vì yến mạch có chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan trong nước, rất có lợi cho những người có vấn đề về đường tiêu hóa, hay bị táo bón. Điều quan trọng là phải bổ sung chất xơ hòa tan và không hòa tan trong nước một cách cân bằng. Và yến mạch là thực phẩm có tỷ lệ cân bằng rất lý tưởng cho thực đơn mỗi ngày của bạn. Thêm vào đó, canxi trong yến mạch cao gấp 5 lần so với gạo lứt, và chất sắt cao gấp 2 lần. Là một thực phẩm bổ sung đa dạng thành phần dinh dưỡng cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ

Cách sử dụng yến mạch ăn dặm cho trẻ

Lý do chúng tôi khuyên mẹ nên cho yến mạch vào thực đơn ăn dặm của trẻ vì không chỉ dễ nấu, mà còn giàu dinh dưỡng như canxi và sắt. Đặc biệt, chất sắt là thành phần dễ bị thiếu hụt trong quá trình ăn dặm ở trẻ. Vì vậy, được khuyến khích bổ sung thường xuyên trong thực đơn hằng ngày của trẻ. Thông thường, nhiều bà mẹ sẽ được khuyên rằng nên bổ sung chất sắt cho trẻ vào giai đoạn khoảng 9 tháng tuổi. Nhưng thực tế, từ 6 tháng tuổi trở đi, chất sắt trong sữa mẹ đã không đủ lượng cần thiết mỗi ngày cho sự phát triển ở trẻ nhỏ. Và hầu như rất ít mẹ biết được điều này.Tuy nhiên, vì yến mạch có nhiều chất xơ, nên có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa ở trẻ. Do đó, yến mạch được khuyên là chỉ nên sử dụng ở giữa giai đoạn ăn dặm, khoảng từ 6 ~ 7 tháng tuổi, khi trẻ đã làm quen với các bữa ăn dặm hằng ngày. Theo hướng dẫn, trẻ có thể ăn từ 6 ~ 10g yến mạch ở giữa giai đoạn ăn dặm, 10 ~ 20g giai đoạn cuối ăn dặm, 30 ~ 40g sau khi hoàn thành quá trình ăn dặm.Yến mạch có rất nhiều loại và thường được chia thành 5 loại chính. Tuy nhiên, khi lựa chọn yến mạch ăn dặm cho bé, mẹ nên chọn loại nhanh chín và không tẩm gia vị.Thêm vào đó, yến mạch là thực phẩm ít gây dị ứng. Yến mạch là nguyên liệu thô, nhưng bởi vì thường được gọi là “Lúa mạch”, mọi người thường nghĩ yến mạch giống “Lúa mì”. Tuy nhiên, để an toàn cho trẻ, hãy cho trẻ ăn từ một lượng ít khi mới bắt đầu làm quen với yến mạch. Sau đó có thể tăng dần lên theo khẩu phần ăn của bé.

Công thức nấu ăn cùng yến mạch

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ một vài công thức nấu yến mạch đơn giản mà mẹ có thể thử tại nhà.

Cháo yến mạch

Một món ăn dễ ăn đến từ yến mạch thì không thể không kể đến cháo yến mạch. Bởi vì cách nấu rất đơn giản, mẹ hãy thử nấu cho con ăn mẹ nhé!Khẩu phần (1 lần ăn)Nguyên liệu: 2 muỗng yến mạch (khoảng 12g)Nước: 80cc

<Cách làm>

① Cho yến mạch và nước vào bát, làm nóng ở lò vi sóng 1 phút

② Sau đó, bọc lại và ninh nhừ yến mạch tầm 5 phút.Khẩu phần trên dành cho trẻ giai đoạn giữa quá trình ăn dặm. Nếu con bạn đang ở giai đoạn sau quá trình ăn dặm, mẹ có thể tăng lên 2 ~ 3 muỗng yến mạch. Ngoài ra, lượng nước cần gấp 5 lần lượng yến mạch. Với trẻ đã hoàn thành giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể sử dụng 4 ~ 6 muỗng yến mạch, và lượng nước gấp 2 ~ 3 lần so với yến mạch. Thay vì cho trẻ ăn gạo trắng, mẹ có thể thay thế yến mạch một bữa trong thực đơn 1 ngày của trẻ.

Bánh cookies yến mạch

Đây là món ăn vặt hoàn hảo cho trẻ đã hoàn thành quá trình ăn dặm. Những chiếc bánh cookies đơn giản, dễ làm, chỉ với hai thành phần. Sẽ đem đến cho trẻ thêm nhiều sự thích thú.Nguyên liệu (6 bánh)Chuối chín: 1 quảYến mạch: 60g

<Cách làm>

① Nghiền chuối bằng nĩa

② Trộn chuối cùng yến mạch, lót giấy nến lên khay và dùng muỗng cho bánh vào

③ Nướng với nhiệt độ 170 °C trong vòng 20 ~ 25 phút

Công thức đơn giản này chỉ với hai nguyên liệu chính. Khi đã trộn bột xong, mẹ có thể cho vào lò nướng. Nếu còn bạn chưa mọc đủ răng, hãy bẻ thành từng miếng nhỏ trước khi cho trẻ dùng. Yến mạch là một thực phẩm rất có lợi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy thêm yến mạch vào thực đơn của gia đình bản để cung cấp thêm dinh dưỡng cần thiết cho các thành viên trong gia đình mẹ nhé!

Xem thêm: Trầm cảm sau sinh ở mẹ

Previous
Previous

Cách massage mặt thon gọn dành cho mẹ

Next
Next

Nuôi dạy con một trong gia đình