HAJIMARIMOM.com

View Original

Mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình, giúp trẻ trưởng thành hơn?

Khi anh chị em trong nhà cãi nhau, mẹ phải làm gì?

Chắc hẳn sẽ có nhiều bà mẹ cảm thấy phiền muộn khi con cái luôn đánh nhau và tranh cãi với anh chị em hằng ngày. Anh chị em càng thân thiết thì càng có nhiều xích mích. Trong trường hợp như thế, mẹ nên làm như thế nào để tốt cho các con? Thêm vào đó, những điều mẹ nên để ý trong cuộc tranh cãi hằng ngày của các con là gì?

Những cuộc cãi vã giữa anh chị em có ý nghĩa giúp trẻ cùng nhau phát triển và trở thành một nơi để học hỏi tính xã hội

Anh chị em là những người bạn thân thiết của nhau, đồng hành cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi những trận cãi vã giữa các con. Có lẽ rằng sẽ có một số phụ huynh không có ấn tượng tốt về các hành động như xích mích, gây gổ. Tuy nhiên, tranh cãi với nhau cũng là một cơ hội tốt để trẻ trưởng thành hơn. Giúp cho trẻ rèn luyện được khả năng khả năng đàm phán cũng như sự tương tác giữa người với người. Nhờ vào việc hiểu được những điều không hợp lý khi không đúng theo dự định của trẻ, việc cãi vã cùng anh chị em cũng sẽ góp công lớn giúp trẻ học được tính kiên nhẫn một cách tự nhiên.

Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm là quan sát và xem trẻ nào có tính áp đặt hơn

Cho dù mẹ hiểu rằng điều đó cũng sẽ giúp ích cho con, nhưng chính vì thương con nên chỉ cần cuộc tranh cãi bắt đầu, các bà mẹ đều sẽ muốn các con dừng lại. Vậy thì, mẹ nên làm thế nào sẽ tốt cho trẻ? Mẹ hãy hiểu rằng hầu như các cuộc tranh cãi giữa các con đều bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt. Vì vậy, chắc hẳn hầu như sẽ có rất ít mẹ kiên nhẫn nghe hết cuộc tranh cãi của trẻ và hiểu được cuộc tranh cãi diễn ra như thế nào. Do đó, sẽ không tốt nếu mẹ nói rằng một trong những đứa trẻ “phạm lỗi”. Hầu hết những cuộc cãi vã đều bắt nguồn từ lỗi sai của cả hai bên. Về cơ bản, cha mẹ có thể không can thiệp vào các cuộc tranh cãi này trừ khi các con bị thương nặng.Tuy nhiên, khi cuộc cãi vã giữa anh trai và em gái nổ ra, những đứa trẻ đến nói với cha mẹ những gì họ đang nói, "anh/chị/em đánh con!" hay là "anh/chị/em lấy đồ chơi của con!". Những lúc như thế, mẹ nên làm gì? “Khi một đứa trẻ đến nói với bạn, đừng phớt lờ hay tỏ ra thờ ơ mà trước hết hãy đồng cảm với từng câu nói của con và trả lời với sự đồng tình như “Vậy hả con?”, “Sao lại thế nhi?”. Sau đó hỏi con để khuyến khích trẻ có thể có giải pháp cho riêng mình như “Vậy bây giờ chúng ta nên làm thế nào nhỉ?”. Các cuộc tranh cãi giữa con cái sẽ không nên phân biệt thắng thua, ai đúng ai sai. Vì vậy, cha mẹ hãy quan sát với một cách nghĩ thoáng hơn rằng đây là cơ hội để các con có thể nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân.

Quyết định quy tắc cho các cuộc tranh cãi giữa trẻ

Sẽ tốt hơn hết nếu mẹ đưa ra cho các con những quy tắc khi tranh cãi. Đặc biệt là các cuộc tranh cãi giữa anh trai và em trai, có khả năng sẽ phát triển thành bạo lực. Các quy tắc không nên chỉ để cha mẹ quyết định, hãy bàn bạc với con và cho con đưa ra ý kiến của riêng mình. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm nhiều động lực để thực hiện.Ví dụ về các quy tắc:

  • Không ném đồ vật, không đánh nhau bằng đồ vật

  • Không cắn hay cào nhau

  • Không đánh vào mặt, đầu hoặc kéo tóc của nhau

  • Không bóp cổ, đá hoặc đánh vào bụng

Cha mẹ nên làm gì khi cuộc tranh cãi giữa các con không thể giải quyết được?

Sẽ không tốt nếu cha mẹ can thiệp vào các cuộc tranh cãi. Nhưng sẽ có những lúc, cuộc cãi vã khó mà dừng lại. Những lúc như thế, cần sự can thiệp của cha mẹ để giải quyết được những vấn đề giữa các con. Lúc này, trẻ rất dễ bị xúc động. Do đó cha mẹ cần bình tĩnh lắng nghe trẻ. Và sẽ không tốt khi cha mẹ la mắng 1 phía, cũng như không nên so sánh các con với nhau. Thay vào đó, hãy cùng con bình tĩnh nghĩ về lý do gây nên cuộc tranh cãi, nói cho trẻ hiểu điều gì nên làm và không nên làm, và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết.

Theo dõi cảm xúc của các con sau cuộc tranh cãi

Khi cuộc tranh cãi giữa các con lắng xuống, đây chính là lúc cha mẹ có thể can thiệp. Bởi vì sức lực hạn chế nên các cuộc tranh cãi giữa trẻ cũng sẽ mau chóng dừng lại. Cha mẹ nên quan sát và suy đoán thời điểm mà con đã có thể bình tĩnh lại. Và nói rõ từng điều với từng trẻ. Nói với trẻ rằng “Cha/mẹ hiểu cảm xúc của con”, và phân tích cho con hiểu đúng sai ở mỗi trẻ. Chỉ cần như thế, cha mẹ đã có thể giúp xoa dịu những cảm xúc trong lòng trẻ. Anh chị em cãi nhau là một trong những nỗi lo của các bậc phụ huynh. Nhưng có thể nói rằng mối quan hệ giữa các con “cãi nhau càng nhiều càng tốt”. Vì vậy, cha mẹ hãy luôn bình tĩnh quan sát và dõi theo sự trưởng thành của con.

Xem thêm: Mẹ cần làm gì khi con vẽ bậy lên tường?