Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ hay quên

Có rất nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng vì “Trẻ rất hay quên đồ”. Những năm đầu tiểu học, khi chuẩn bị dụng cụ học tập cùng cha mẹ thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu để trẻ tự chuẩn bị thì trẻ lại không thể chuẩn bị đầy đủ. Tình trạng này ngày càng tăng lên. Chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy lo lắng vì không biết rằng “Vì sao con lại hay quên như vậy?”, “Có phải chỉ có mình con của mình như thế không?”. Trong bài viết lần này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do khiến trẻ hay quên đồ. Ở những trẻ như vậy có những biểu hiện gì. Và cách để cải thiện tình trạng này ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên quên đồ là gì?

Việc trẻ quên đồ không có nhiều sự thay đổi từ khi con học cấp một đến lúc con lên cấp 2. Mẹ hãy cố gắng nhớ lại trẻ bắt đầu có biểu hiện quên đồ từ khi nào? Nếu hôm sau không chuẩn bị đồ cùng cha mẹ, thì tình trạng quên đồ ở trẻ có tăng lên? Trong trường hợp như vậy, có thể trẻ vẫn chưa học được cách chuẩn bị đồ, dẫn đến tình trạng thiếu dụng cụ học tập cứ lặp đi lặp lại. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng có thể là do tính cách của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào mỗi trẻ, cho dù trẻ đã quen với việc đến trường nhưng vẫn sẽ dễ dàng bị phân tâm khi chuẩn bị dụng cụ học tập, hoặc trẻ để tâm đến những món đồ khác trong phòng nên không thể tập trung chuẩn bị đồ dùng đầy đủ. Việc trẻ để quên đồ là tình trạng rất thường thấy ở mọi trẻ, nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là hãy tìm hiểu từng nguyên nhân và hỗ trợ trẻ.

Biểu hiện của trẻ hay quên

trẻ em

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ 3 đặc trưng chủ yếu của những đứa trẻ hay quên. Mẹ hãy tham khảo xem con của mình có những biểu hiện sau đây không mẹ nhé!

Không giỏi việc sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng

Biểu hiện đầu tiên chính là trẻ không giỏi trong việc dọn dẹp và sắp xếp ngăn nắp đồ dùng của mình. Trẻ thường xuyên bày bừa đồ chơi, máy chơi game khắp phòng của mình. Ngoài ra, ngăn bàn của trẻ sẽ rất lộn xộn, không được sắp xếp phân loại ngăn nắp. Nếu trẻ đã không thể dọn dẹp gọn gàng bàn học của mình, thì hầu như trẻ không sẽ không thể sắp xếp vật dụng ngăn nắp trong cặp sách của mình. Đối với trẻ không có thói quen sắp xếp ngăn nắp mỗi ngày, thì trẻ thường xuyên không thể biết rõ mình cần chuẩn bị những gì cho ngày tiếp theo. Vì phòng không được dọn dẹp, nên trẻ sẽ không biết được đồ mình cần tìm đang ở đâu. Bởi vì trẻ phải mất thời gian tìm kiếm mỗi lần muốn tìm một thứ gì đó, nên trẻ sẽ cảm thấy việc tự chuẩn bị một mình là rất phiền phức. Đối với trường hợp này, để tình trạng hay quên đồ giảm đi, mẹ có thể nhắc nhở trẻ thường xuyên dọn dẹp phòng, sắp xếp ngăn nắp những vật dùng cần thiết ở những nơi dễ tìm.

Có thói quen trì hoãn

Bởi vì trẻ cảm thấy rất phiền phức vì lúc nào cũng phải chuẩn bị đồ cho buổi sáng ngày hôm sau, nên trẻ thường có thói quen xấu là trì hoãn. Vì thế, mà việc quên đồ cũng dần tăng lên. Cảm giác phiền phức khi chuẩn bị đồ cũng sẽ không thay đổi cho dù trì hoãn lại. Thay vì chuẩn bị đồ, trẻ sẽ dành thời gian để chơi, sau đó thì đi ngủ mà không chuẩn bị đồ dùng. Và sáng hôm sau trẻ sẽ hấp tấp chuẩn bị đồ vì thời gian rất ít. Những lúc trẻ ngủ quên, trẻ có thể sẽ đi đến trường mà không chuẩn bị gì cả. Do đó, một khi đã trì hoãn, thời gian chuẩn bị dụng cụ cũng ít đi, và trẻ sẽ không có đủ thời gian để làm. Do đó mà tình trạng quên đồ cũng sẽ dần tăng lên.Với những đứa trẻ hay có tính trì hoãn, phần lớn trẻ cũng sẽ không giỏi trong việc quản lý thời khóa biểu của bản thân. Ngay cả đối với người lớn, khi có quá nhiều việc phải làm, thì việc hoàn thành từng việc một theo thứ tự cũng sẽ rất vất vả. Bởi vì trẻ cũng sẽ có nhiều việc để làm như đi học thêm, làm bài tập về nhà, hay liên lạc cùng bạn bè qua điện thoại,... Nên sẽ không dễ dàng gì để sắp xếp lịch cho những việc đó cùng việc chuẩn bị đồ cho ngày tiếp theo. Vì vậy sẽ tốt hơn là nếu cha mẹ có thể dạy con cách quản lý thời gian, ưu tiên việc chuẩn bị đồ dùng trước, thì tình trạng quên đồ ở trẻ cũng sẽ dần được cải thiện.

Dễ mất tập trung

Những đứa trẻ dễ mất tập trung thường là một biểu hiện của tình trạng hay quên đồ. Thông thường, trẻ sẽ chuẩn bị đồ dùng cho ngày hôm sau ở phòng mình. Tuy nhiên, trong phòng trẻ sẽ có nhiều thứ khiến trẻ bị phân tâm chẳng hạn như đồ chơi. Ngoài ra, khi cha mẹ không để ý đến, trẻ có thể sẽ bị thu hút vào việc lướt web trên điện thoại, máy tính. Nếu trẻ chuẩn bị đồ ở nơi dễ bị phân tâm như thế, trẻ có thể sẽ quên đi những thứ mình cần soạn vào cặp sách.Ngoài ra, trẻ có thể say mê với một điều gì đó, trẻ sẽ chỉ chuẩn bị đồ đạc ngay trước khi đi học. Bởi vì thời gian chuẩn bị gấp rút, trẻ không thể kiểm tra lại đồ dùng mình đã chuẩn bị, từ đó mà tình trạng quên đồ cũng tăng lên. Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhớ rằng điều này là phổ biến ở trẻ nhỏ, nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Để trẻ có thể cải thiện tình trạng này, điều quan trọng là hãy tạo cho trẻ một môi trường ít bị phân tâm nhất.

Những việc cha mẹ có thể làm cùng con để cải thiện tình trạng hay quên ở trẻ

mẹ và bé

Nhắc nhở trẻ dọn dẹp ngăn nắp mỗi ngày

Khi trẻ không thể sắp xếp đồ vật và bài vở ngăn nắp, việc mẹ đưa ra quy tắc dọn dẹp sẽ rất có hiệu quả. Ví dụ như, hãy đưa ra những quy tắc sắp xếp vị trí cụ thể cho từng đồ vật ở trên bàn học hay trong cặp. Và điều quan trọng là để những vật dụng hay dùng ở những nơi dễ dàng tìm thấy nhất. Ngay cả khi mẹ nhìn thấy mọi thứ đã được sắp xếp gọn gàng, thì sẽ là điều không nên nếu các giấy bài tập in được kẹp vào những quyển vở không đúng môn học, hay sách giáo khoa cần đem đến lớp mỗi ngày lại bị nhét trong góc ngăn tủ. Vì vậy, sẽ tốt hơn là khi mẹ cùng con dọn dẹp, hãy vừa quan sát và sắp xếp một cách hợp lý nhất.

Xem lại cách sinh hoạt của trẻ

Với những đứa trẻ hay quên, thì mẹ cần xem xét lại thói quen sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Với những đứa trẻ ngủ trễ thì sáng hôm sau rất khó để trẻ có thể kiểm lại đầy đủ đồ dùng vì thời gian hạn hẹp. Hơn thế nữa, cũng sẽ có trẻ sẽ không soạn đồ dùng mà lập tức đi đến trường. Vì vậy, tốt nhất là việc chuẩn bị nên được hoàn thành từ ngày hôm trước.

Đừng quên khen ngợi trẻ

Để giảm bớt tình trạng quên để ở trẻ, điều quan trọng là không chỉ là la mắng mà hãy khen ngợi trẻ. Nếu mẹ chỉ toàn la mắng trẻ, sẽ làm cho trẻ mất đi sự tự tin và ý chí của bản thân. Vì vậy, khi trẻ có một chút cải thiện, hay hoàn thành mục tiêu đã đề ra, mẹ đừng ngần ngại mà khen ngợi trẻ mẹ nhé! Ngay cả khi trẻ mắc lỗi, thay bì nổi nóng và la mắng trẻ, mẹ hãy cho con giúp đỡ con, dành cho con những lời khuyên dễ hiểu tùy theo độ tuổi. Khi cha mẹ luôn tích cực thì điều đó sẽ truyền thêm năng lượng tích cực đến trẻ. Cho dù nội dung giống nhau, nhưng ấn tượng sẽ thay đổi khi chúng ta lựa chọn đúng từ ngữ. Do đó, hãy quan sát trẻ và lựa chọn từ ngữ thích hợp để khuyên dạy trẻ.

Tình trạng hay quên ở trẻ có thể được cải thiện nhờ sự giúp đỡ từ cha mẹ!

Ngay cả người lớn đôi khi cũng sẽ quên những thứ chúng ta cần, vì vậy tình trạng trẻ hay quên đồ là một điều rất dễ hiểu. Bởi vì trẻ vừa phải trưởng thành vừa phải ghi nhớ rất nhiều điều. Vì vậy, khi phát hiện con nhà bạn có dấu hiệu quên đồ, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ, đưa ra lời khuyên cho con. Nếu mẹ hiểu được nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng này, cũng như biểu hiện và sự thể hiện qua tính cách thói quen hằng ngày của trẻ, và hỗ trợ trẻ hết mình, thì tình trạng này sẽ dần được cải thiện. 

Previous
Previous

Ốm nghén khi mang thai bắt đầu từ giai đoạn nào?

Next
Next

Vì sao trẻ thay đổi cách cư xử khi mẹ có em bé?