HAJIMARIMOM.com

View Original

Nuôi dạy con một trong gia đình

Chiều chuộng con cũng không sao cả!

4 điều quan trọng để nuôi dạy con một trong gia đình

Vì là đứa con đầu lòng nên chắc hẳn cha mẹ sẽ có nhiều điều băn khoăn, căng thẳng khi nuôi dạy con nhỏ. Khi bạn có thể đứa con thứ 2, thứ 3, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, nhờ vào việc nuôi dạy nhiều trẻ, mẹ có thể thấy được sự khác nhau ở tính cách của trẻ, và mẹ sẽ cho con phát triển một cách tự nhiên mà không quá kỳ vọng vào con. Tuy nhiên, khi là con một, dù thế nào đi nữa cha mẹ cũng sẽ đặt rất nhiều kỳ vọng lên trẻ. Vậy cha mẹ cần lưu ý gì khi nuôi dạy trẻ là con một? Cha mẹ hãy xem qua 4 điều quan trọng sau đây nhé!

1. Tạo thật nhiều thời gian cho trẻ chơi với bạn bè

Con một không có cơ hội cãi cọ với anh chị em, nên trong gia đình trẻ rất khó để phát triển tính cách hòa đồng.Vì thế, nên cho trẻ có nhiều cơ hội vui chơi với bạn bè hơn. Trong lúc chơi với bạn, trẻ sẽ cãi cọ, sẽ nhẫn nại, sẽ cảm thấy bực tức hay đồng cảm với niềm vui của bạn và có thêm rất nhiều kinh nghiệm. Không chỉ chơi với các bạn cùng tuổi, sẽ tốt hơn nếu trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn có độ tuổi khác nhau. Nếu đến trường mẫu giáo, bạn có thể cân nhắc chọn một trường mẫu giáo nơi nhận trông cả trẻ lớn và nhỏ hơn về độ tuổi hay là trông trẻ theo dạng gia đình. Bằng việc tiếp xúc với nhiều bạn có độ tuổi khác nhau, tính hòa đồng của trẻ có thể được mở rộng hoàn toàn.

2. Không đặt kỳ vọng quá lớn

Nếu nhà có anh chị em, thì sự kỳ vọng hay sự bất mãn của ba mẹ có thể phân tán ra nhưng mà, đối với con một, sự kỳ vọng đó sẽ hoàn toàn tập trung lại vào một mình trẻ. Việc đặt kỳ vọng quá lớn vào trẻ sẽ gây ra áp lực, căng thẳng cho trẻ, có thể tạo thành một trách nhiệm to lớn trong tim trẻ. Trẻ cố gắng trở thành “đứa trẻ ngoan” để không đi ngược lại với kỳ vọng của ba mẹ, vì thế trẻ thường không giỏi trong việc biểu đạt cảm xúc của mình. Ba mẹ nên quan tâm trẻ mà không can thiệp quá sâu hay kỳ vọng quá lớn vào trẻ. Thay vì vẽ ra nhiều hướng đi với những kỳ vọng của bản thân, "Mẹ muốn con thế này",  "Ba không muốn thế kia", thì ba mẹ nên phóng khoáng mà trông nom trẻ như "Đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào?"

3. Nâng cao tính tự giác

Việc nuôi dạy trẻ mà không bóp chết hạt giống tính tự giác “muốn làm” trong trẻ rất quan trọng. Khi trẻ chơi một mình, ba mẹ luôn để mắt đến trẻ. Kết quả là, trẻ làm gì cũng nhắc nhở ngăn chặn trước “Nguy hiểm đó, không được”, “Bẩn đó không được”, thường phải ra tay giúp đỡ trẻ để tránh trường hợp không hay. Khi ba mẹ đưa ra lời cấm đoán hay kết luận như thế sẽ làm mất đi ý chí “muốn làm” của trẻ. Tất nhiên, để không bị thương hay nguy hiểm đến tính mạng thì ba mẹ phải chú ý đến trẻ trong những lúc thật sự nguy hiểm nhưng mà, ba mẹ nên kiềm chế động tay, ngăn cản một cách không cần thiết và để ý xem đứa trẻ muốn làm gì.

4. Cho trẻ đầy ắp sự chiều chuộng

Có thể ba mẹ lo lắng khi trẻ là con một nhưng ba mẹ không thể nuôi dạy trẻ thành một đứa trẻ bướng bỉnh được. Vì trong gia đình chỉ có một người con, nên trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm làm bất cứ thứ gì trẻ muốn, nhiều ba mẹ sẽ lo lắng “Như thế có quá nuông chiều con không?”. Một điều cần ghi nhớ là “chiều chuộng” và “nuông chiều” là hai khái niệm khác nhau. “Nuông chiều” là dù việc không thể nhưng ba mẹ vẫn làm cho con, dù là chuyện gì cũng tha thứ cho con. Ngược lại, việc đáp ứng mong muốn của trẻ khi trẻ làm nũng hay khi trẻ cần tình cảm của ba mẹ thì việc đó không gọi là “nuông chiều”. Người ta nói rằng chính vì là con một, ít nhất là thời thơ ấu hãy để trẻ được làm nũng thỏa thích. Và việc cho trẻ đầy ắp sự thương yêu từ ba và mẹ sẽ tạo nên niềm tin trong tương lai. Thêm vào đó, điều này cũng được nói rằng tình cảm đó sẽ phát triển thành sự quan tâm và sự cảm thông với mọi người xung quanh.

Xem thêm: Cách giúp mẹ bận rộn giữ gìn sức khỏe