HAJIMARIMOM.com

View Original

Ốm nghén khi mang thai bắt đầu từ giai đoạn nào?

Lúc nào bắt đầu “Ốm nghén” khi mang thai? Và kéo dài đến khi nào?

Lần đầu mang thai chắc hẳn mẹ sẽ có nhiều điều băn khoăn. Một trong những điều đó, “ốm nghén” có thể được xem là điều mẹ lo lắng nhất. Triệu chứng ốm nghén sẽ khác nhau mỗi người. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ốm nghén của bạn khác nhiều so với người khác, chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy bất an. Thế nhưng, nếu mẹ hiểu rõ về ốm nghén, mẹ có thể giúp bản thân bớt lo âu hơn, và giúp bản thân giảm bớt những khó chịu trong giai đoạn này. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích cho mẹ nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén là gì. Và một số cách làm giảm triệu chứng ốm nghén của mẹ trong thai kỳ.

Thời kỳ bắt đầu ốm nghén khi mang thai

Một số người sẽ bị ốm nghén sớm khi họ nhận ra kinh nguyệt của mình bị trễ. Ngược lại, cũng có nhiều người mẹ sẽ bắt đầu ốm nghén từ khoảng tuần thứ 5 trong thai kỳ. Và triệu chứng khó chịu nhất của ốm nghén sẽ được giảm dần từ khoảng tuần thứ 8 và tuần thứ 9. Đến tuần thứ 15 và 16, tình trạng ốm nghén sẽ được ổn định. Tuy nhiên, chu kỳ ốm nghén của mỗi người sẽ khác nhau. Cũng sẽ có người không có triệu chứng ốm nghén trong suốt giai đoạn mang thai, cũng sẽ có bị ốm nghén cho đến lúc sinh nở. Vì vậy, hãy xem bài viết này như một sự hướng dẫn để cải thiện tình trạng ốm nghén ở mẹ.

Triệu chứng ốm nghén là gì?

mang thai

Có rất nhiều triệu chứng ốm nghén khác nhau, các triệu chứng mẹ thường gặp phải là: “buồn nôn và nôn nghén”, “nhạy cảm với mùi hương”, “không có cảm giác thèm ăn”, “buồn ngủ”, “khó chịu, “đau đầu”.

Buồn nôn

Đau bụng và khó chịu, và gây nên cảm giác buồn nôn ở mẹ. Ngay cả khi mẹ ăn no, cũng sẽ có cảm giác này. Đặc biệt khi bụng đói, cảm giác buồn nôn càng mạnh mẽ hơn. Mẹ sẽ gặp các triệu chứng khó chịu và không thể ăn ngon miệng. Nếu triệu chứng trở nặng hơn, cho dù uống nước mẹ cũng sẽ có cảm giác buồn nôn. Và cũng có lúc, khi mẹ chưa kịp ăn thức ăn thì cảm giác buồn nôn đã xuất hiện.

Nhạy cảm với mùi hương

Có thể sẽ có nhiều mẹ sẽ trở nên nhạy cảm với mùi hương hơn trong giai đoạn mang thai, điều mà mẹ không hề gặp phải trước đó. Điều này có liên quan đến sự bất ổn đối với các dây thần kinh tự chủ trong thời kỳ mang thai. Các mùi thường được nói là khiến mẹ cảm thấy khó chịu đó là mùi cơm chín hay mùi món ăn ninh hầm. Ngoài ra, cũng có một số mẹ sẽ có phản ứng với các hương thơm như mùi hương dầu gội, hay các mùi hương có ích trong việc trị liệu thư giãn.

Cảm thấy khó chịu khi bụng đói

Ngược lại với việc buồn nôn, sẽ có một số mẹ cảm thấy khó chịu khi không ăn no hoặc để bụng đói. Những trường hợp như vậy, mẹ sẽ thường cảm thấy đói khi mới ngủ dậy. Vì vậy, hãy để sẵn đồ ăn ở đầu giường để có thể dễ dàng ăn khi cảm thấy đói.

Buồn ngủ, khó chịu, đau đầu

Những triệu chứng này cũng có mối liên hệ với cân bằng hormone của mẹ. Dù ngủ bao nhiêu cũng vẫn thấy buồn ngủ, và luôn trong trạng thái khó chịu. ngoài ra, còn gặp phải tình trạng đau đầu. Những triệu chứng như vậy thường xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố ở mẹ khi mang thai. Vì vậy, mẹ khó mà duy trì lối sống như trước. Để bản thân không quá mệt mỏi, điều quan trọng là hãy dành thời gian nghỉ ngơi và không làm việc quá sức.

Những món mẹ nên ăn để cải thiện khẩu phần ăn trong thời kỳ ốm nghén?

trái cây

  • Thức ăn chua như các loại ngâm giấm, trái cây thuộc họ cam quýt, cà chua

  • Bánh pudding, thạch dễ ăn

  • Đồ lạnh như kem, kem hoa quả calories cao, khoai tây chiên, hamburger

Sẽ có sự khác biệt về thực đơn cho mỗi mẹ trong thời kỳ ốm nghén. Những mẹ có tình trạng ốm nghén nặng, thường sẽ có xu hướng ăn trái cây và đồ ăn lạnh. Với những mẹ thường cảm thấy đói sẽ ăn nhiều các món như khoai tây chiên. Tùy thuộc vào khẩu vị của mẹ, hãy lựa chọn những món mà mẹ thích ăn.

Việc mẹ cần làm để tình trạng ốm nghén không chuyển biến nặng hơn

Tình trạng ốm nghén mỗi người khác nhau, và chúng ta không thể biết rõ nguyên nhân vì nó tùy thuộc vào sự trao đổi chất ở mỗi người. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố khiến tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu một số cách cải thiện tình trạng ốm nghén mẹ nhé!

Thói quen sinh hoạt

Một trong những  nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén trở nặng chính là sự thiếu dinh dưỡng và vận động trong cuộc sống hằng ngày của mẹ. Nếu cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất, sẽ dễ dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết ở mẹ. Do đó, nếu mẹ thường xuyên bị buồn nôn, hãy ăn uống đều độ, đầy đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng buồn nôn ở mẹ. Ngoài ra, vận động ở mức độ thích hợp, sẽ giúp ích cho các dây thần kinh trong thời kỳ mang thai. Mặc dù việc vận động gắng sức là điều không nên trong mang thai, nhưng vận động nhẹ như đi bộ, tập hít thử sâu, sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ thần kinh giao cảm ở mẹ.

Yếu tố tinh thần

Yếu tố tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng ốm nghén ở mẹ. Bởi vì khi hệ thần kinh tự chủ bị căng thẳng, cơ thể mẹ rất dễ bị mệt mỏi. Mặc dù rất hạnh phúc khi có con, nhưng chắc hẳn nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy căng thẳng và lo lắng vì lần đầu tiên mang thai. Tuy nhiên, điều mẹ cần lưu ý là tạo nên một môi trường ít căng thẳng, để giảm thiểu được tình trạng ốm nghén do lo âu, suy nghĩ quá nhiều. Hãy tạo điều kiện cho bản thân vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn như nhờ chồng hay người thân giúp đỡ, hoặc nhờ công ty điều chỉnh lại lượng công việc của bản thân để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Xem thêm: Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ hay quên