HAJIMARIMOM.com

View Original

Phàn nàn về chồng trước mặt trẻ có thật sự vô hại?

Mẹ có từng nói xấu cha bé trước mặt trẻ hay không? Đôi lúc, mẹ sẽ có những khó chịu bực bội riêng của bản thân và chỉ muốn phàn nàn để có thể giải tỏa. Tuy nhiên, trẻ thường nhìn vào các hành động và thái độ của mẹ. Khi mẹ đối xử nhẹ nhàng hay luôn phàn nàn về cha của trẻ, điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn con và vô tình sẽ khiến con học theo cách ứng xử của mẹ. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về những hành vi không tốt ảnh hưởng xấu đến thái độ của trẻ.

Những hành động nào của mẹ khiến trẻ bắt chước và trở nên không thích cha?

Luôn nói những việc chồng bạn không làm được hay không chịu làm

Bạn đã từng không chú ý đến trẻ và dành những lời tiêu cực cho chồng mình như “Em đã bảo anh để đồ giặt ở đây chứ đừng vứt lung tung!”, “Đừng có nằm ở đó, phụ em đi chứ!”, “Sao anh lúc nào cũng chỉ biết nói mà không làm vậy?”Nếu mẹ từng nói những điều đó trước mặt trẻ, hãy cẩn thận và chú ý hơn nhé! Vì trong giai đoạn phát triển, con thường sẽ học bằng cách bắt chước những hành động và lời nói của người xung quanh. Trẻ sẽ không phân biệt được điều nào nên và không nên nói. Trẻ vô tình có thể sẽ ghi nhớ những lời phàn nàn của mẹ và nói lại với cha trẻ những lời tương tự như vậy.

Luôn phàn nàn với trẻ về cha của chúng

Khi chồng không có nhà, mẹ đã từng phàn nàn với con những lời như “Cha con lúc nào cũng đi nhậu!” “Cha con lúc nào cũng chỉ biết nhìn cái điện thoại!” hay chưa? Ngoài ra, mẹ có từng phàn nàn về chồng với bạn bè trước mặt con bạn? Mặc dù với mẹ, đây chỉ là những lời than phiền đơn giản. Nhưng lại đem đến cho trẻ những suy nghĩ rằng cha là người đem phiền phức đến cho mẹ, bởi vì cha mà mẹ buồn phiền. Do đó, nếu mẹ muốn than phiền, hãy lưu ý khi có trẻ ở gần mẹ nhé!

So sánh cha trẻ với người khác

“Bố của bạn A nấu ăn thật ngon nhỉ”, “Bố của bạn B thật lịch lãm”. Việc khen người khác sẽ không có gì xấu nếu như mẹ không vô tình so sánh với cha của trẻ như “Giá mà cha của con được như thế…” Điều này sẽ khiến hạ thấp giá trị của cha trẻ. Với mọi đứa trẻ, con đều muốn cha mình là nhất. Do đó, thay vì hạ thấp giá trị và so sánh với những người cha khác, tại sao mẹ không gợi ý rằng "Sao anh cũng không thử xem?". Nhiều ông bố sẽ vì thế mà cố gắng hơn để làm gương cho con.

Luôn nói “Con không được như cha đâu đấy!”

Bạn luôn cảm thấy khó chịu khi chồng lúc nào cũng chơi game hay ngủ suốt ngày nghỉ mà không phụ giúp việc nhà. Khi đó, mẹ có từng nói với trẻ rằng “Con không được giống như cha đâu đấy!”? Hoặc, đối với một đứa trẻ luôn làm việc chậm chạp hay làm biếng, mẹ có từng nói với con "Nếu con như vậy, tương lai con sẽ giống như cha thôi!" hay chưa? Khi mẹ nói những điều như vậy với trẻ, mẹ đã vô tình khẳng định rằng cha là một tấm gương không tốt cho trẻ. Trước khi bạn biết điều đó, ý thức đó có thể đã được thấm nhuần trong con bạn. Hầu như người vợ nào cũng muốn chồng trở nên tốt hơn. Vậy thì thay vì nói trước mặt con trẻ, tại sao bạn không góp ý riêng cho chồng?

Ảnh hưởng xấu của việc phàn nàn về cha trẻ trước mặt con

Con trai mất đi “hình mẫu lý tưởng” về bố

Đối với trẻ em, cha và mẹ là một tấm gương sống. Khi mẹ luôn phàn nàn về cha, các bé trai bắt đầu nghĩ “Cha là người tồi tệ”. Trẻ sẽ mất đi sự tôn trọng và mất đi một tấm gương sống. Điều này cũng có thể sẽ khiến con nghĩ rằng “Bởi vì cha là người không tốt, nên bản thân mình cũng vậy.”Ngay cả khi chồng không ở nhà nhiều vì bận rộn với công việc, bạn hãy luôn nhắc nhở trẻ những điều như “Chúng ta phải hỏi thử cha xem sao nhé!” “Đợi cha về rồi chúng ta cùng nhau bàn bạc nhé!” Những lời nhận xét của mẹ có thể nâng cao sự hiện diện về cha của trẻ và gây ấn tượng với con rằng “cha là người đáng tin cậy”. Bằng cách này, các bé trai sẽ có thể lớn lên một cách mạnh mẽ với cha là lý tưởng của chúng

Bé gái sẽ không có ấn tượng tốt về con trai trong tương lai

Về bé gái, mẹ chính là hình mẫu lý tưởng đầu tiên của con. Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ luôn thở dài trong khi phàn nàn về cha trẻ? Những suy nghĩ như “Dù có kết hôn cũng sẽ không hạnh phúc”, “Không thể dựa dẫm vào đàn ông”, “Đừng tin tưởng vào con trai”, … vô tình sẽ khắc sâu trong lòng trẻ. Điều này sẽ khiến con không có ấn tượng tốt về người khác giới khi trưởng thành. Một số trường hợp khi lớn lên trẻ sẽ cố gắng sống một cuộc sống khác với mẹ. Tuy nhiên, nếu sống mà chối bỏ những người mình yêu thích, sẽ không đem đến hạnh phúc cho con. Nếu bạn muốn con gái hạnh phúc, thay vì giao phó ước mơ hay dựa dẫm vào con, điều quan trọng là bản thân người mẹ phải sống một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc.

Cùng chồng chia sẻ những vấn đề giữa cả hai

Trên thực tế, hầu như không có người vợ nào không bất mãn một số điều về chồng của mình. Tuy nhiên, để xây dựng một gia đình hạnh phúc, thay vì phàn nàn trước mặt con, hãy cùng nhau đối mặt, chia sẻ và đưa ra cách giải quyết từng chút một.

Xem thêm: Làm sao khi con bị bắt nạt ở trường?