Phát triển khả năng đọc hiểu cho trẻ tiểu học
3 bước cơ bản mẹ có thể áp dụng từ tiểu học để nâng cao năng lực đọc hiểu của trẻ
"Đọc hiểu" rất quan trọng để nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ. Ngoài ra, để trẻ có thể tư duy và giải quyết các vấn đề ở những môn học khác, thì việc nâng cao năng lực đọc hiểu là không thể thiếu.Vậy thì mẹ nên làm gì để giúp trẻ có thể nâng cao năng lực đọc hiểu của con? Và tất nhiên việc đọc sách đóng rất có ích với việc cải thiện điều này. Bên cạnh đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu đến mẹ một số cách cụ thể để mẹ có thể áp dụng tại nhà và giúp trẻ phát triển khả năng đọc hiểu từ khi còn nhỏ.
Năng lực đọc hiểu là gì?
Năng lực đọc hiểu không chỉ là việc trẻ có thể đọc được một bài văn, bài báo hay hiểu ý nghĩa của bài văn mẫu đó. Cho dù trẻ có thể giải thích được ý nghĩa các từ được viết trong bài, nhưng đây không được gọi là năng lực đọc hiểu. Đọc hiểu là khi trẻ đọc một câu chuyện, lời giải thích, hoặc thậm chí một vài dòng văn bản, và con hiểu được ý nghĩa thực sự mà tác giả muốn truyền tải qua bài viết đó.
3 bước giúp trẻ phát triển khả năng đọc hiểu
1. Cho con có cơ hội tiếp xúc với nhiều dạng văn bản
Để có được khả năng đọc hiểu, điều cần thiết là phải có thói quen tiếp xúc với sách báo mỗi ngày. Khi trẻ được tiếp xúc nhiều dạng sách báo khác nhau, con sẽ cảm thấy thú vị hơn là cảm thấy bị ép buộc phải đọc một điều gì đó.Ngoài ra, để các em học sinh lớp dưới tiểu học có thể tạo được thói quen đọc sách báo, cha mẹ cũng cần là một tấm gương để con noi theo. Nếu phụ huynh thường xuyên đọc sách, trẻ sẽ thấy điều đó là cần thiết và con sẽ dần tự hình thành thói quen này. Bên cạnh đó, trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với sách báo thì càng tiếp thu được nhiều kiến thức hơn.Nếu như trẻ không quan tâm đến sách, báo, mẹ có thể cho trẻ xem chương trình tin tức cùng gia đình, tìm các bài báo có cùng chủ đề tin tức đó và đọc cùng trẻ. Đọc các bài viết gốc sau khi cho trẻ xem phim tài liệu hoặc phim hoạt hình cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn.
2. Rèn luyện thói quen tra cứu ngay lập tức những từ trẻ không biết
Khi trẻ đó có thói quen đọc sách, điều quan trọng tiếp theo là con cần nâng cao vốn từ vựng. Khi trẻ không hiểu một số từ vựng, con vẫn có thể hiểu được ý nghĩa toàn bộ bài viết. Tuy nhiên, nếu có nhiều từ trẻ không hiểu, sẽ khiến con nhanh cảm thấy nản và không thể hoàn thành bài đọc đó. Vì vậy , cách tốt nhất mà gia đình có thể rèn cho trẻ đó chính là tra ngay những từ mà con không hiểu nghĩa.Ở cấp tiểu học, khả năng ghi nhớ sẽ tốt hơn khi chúng ta lớn hơn. Vì vậy, thói quen tra từ điển sẽ hỗ trợ tốt trong việc ghi nhớ từ vựng. Tích lũy hằng ngày là rất quan trọng trong quá trình học từ vựng và ngôn ngữ. Ví dụ như, một ngày mẹ có thể cho trẻ học 3 từ mới, và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp đem lại hiệu quả rất nhiều trong việc phát triển khả năng đọc hiểu của con.
3. Cho trẻ tập tóm tắt bài viết
Hiểu được cảm xúc của tác giả và nhân vật và những gì họ muốn nói vẫn chưa đủ để nâng cao khả năng đọc hiểu. Mà bên cạnh đó, trong các bài kiểm tra, sẽ yêu cầu trẻ viết lại những ý chính mà bản thân thật sự hiểu được.Để làm được điều này, khả năng tóm tắt nội dung bài viết rất là quan trọng. Nhìn chung, trẻ sẽ cảm thấy rất khó để có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, mẹ có thể hướng dẫn con những ý chinh bằng các từ khóa như “Khi nào - ở đâu - ai - làm gì/như thế nào?”. Từ đó, giúp trẻ triển khai những ý sâu hơn như “Nhân vật chính đã làm những gì, đã có cơ hội gì…”.Để nâng cao khả năng đọc hiểu từ các lớp dưới tiểu học, cần tạo thói quen tạo cơ hội tiếp xúc với nhiều câu, trau dồi vốn từ vựng, viết tóm tắt. Khi khả năng đọc hiểu của con được nâng cao, khả năng phân tích xử lý vấn đề và kỹ năng viết, nói của con cũng dần được cải thiện. Vì vậy, hãy áp dụng và rèn luyện cho con những thói quen này càng sớm càng tốt mẹ nhé!Xem thêm: Bánh bông lan hấp – thơm ngon cho bữa ăn vặt của bé!