HAJIMARIMOM.com

View Original

Phương pháp giáo dục phát triển khả năng tư duy của trẻ

Khả năng tư duy của bản thân, nói một cách đơn giản, đó chính là rèn luyện khả năng thực hiện, hành động theo phán đoán của trẻ. Nói cách khác, thay vì chỉ theo đuổi câu trả lời chính xác, trẻ có thể tự hỏi bản thân, suy nghĩ cẩn thận và đưa ra ý kiến ​​của mình. Điều này có vẻ dễ dàng, nhưng không phải là điều mà trẻ có thể có được ngay lập tức.Chắc hẳn cha mẹ sẽ nói với trẻ rằng “Hãy cố gắng suy nghĩ những ý tưởng hay hơn”. Thế nhưng chẳng phải sẽ tốt hơn khi cha mẹ hướng dẫn trẻ làm sao để có thể làm điều đó hay sao?

Nếu mẹ muốn nuôi dạy trẻ có khả năng tư duy, hãy cân nhắc những điều sau:

1. Đừng chiều chuộng con quá nhiều

Trẻ nhỏ thường có xu hướng phụ thuộc vào cha mẹ trong cuộc sống. Có thể nói, việc trẻ ỷ lại vào cha mẹ thường xuất phát từ việc cha mẹ thường xuyên chiều chuộng trẻ và làm mọi thứ cho con. Khi trẻ lớn lên trong sự "an toàn" và "chiều chuộng" này, trẻ có thể sẽ lớn lên mà không thể làm bất cứ điều gì khi không có cha mẹ.Lý do khiến nhiều bậc phụ huynh chiều chuộng con quá mức là gì? Có thể bởi vì cha mẹ nghĩ rằng “Muốn bảo vệ con cái”, “Không muốn con trở nên ghét bỏ cha mẹ”, hay là “Muốn trở thành một người cha, một người mẹ tốt”. Việc có cảm giác đó là điều đương nhiên khi chúng ta lên chức cha mẹ. Nhưng hãy để trẻ tự làm cho đến khi trẻ làm được. Hãy vừa quan sát con vừa hỗ trợ trẻ. Nhờ đó, trẻ có thể phát triển và có tư duy của bản thân mình.

2. Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực của trẻ

Không có gì sai nếu mẹ trấn an trẻ rằng con không cần phải đạt điểm giỏi trong bài kiểm tra toán hoặc tham gia đội tuyển chọn thể thao. Điều quan trọng là trẻ phải học cách tự đối mặt với sự thiếu tự tin của bản thân mình. Dạy con cách đưa ra “yêu cầu đối lập” khi trẻ quá bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực. Nếu trẻ nghĩ rằng "Con bị điểm kém trong lớp", hãy hỏi trẻ "Làm cách nào để con tránh bị điểm kém?". Khi cha mẹ hỏi như thế, sẽ giúp trẻ phát triển một cái nhìn thực tế và cân bằng, tích cực hơn.

3. Đừng yêu cầu con phải hoàn hảo

Việc cha mẹ muốn con phải hoàn hảo, sẽ vô tình khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng, áp lực. Hầu hết các bậc cha mẹ đều mắc sai lầm khi nuôi dạy con cái đó chính là mong muốn con giỏi toàn diện. Trẻ con cũng là con người, và có khả năng giới hạn của bản thân. Mỗi trẻ sẽ có sự phát triển cũng như năng lực khác nhau. Nếu là một đứa trẻ thông minh, trẻ rất dễ trở nên hoàn hảo. Nhưng nếu cha mẹ đòi hỏi một đứa trẻ tiếp thu chậm về sự hoàn hảo, có thể sẽ khiến con trở nên căng thẳng hơn. Kỳ vọng cao là tốt cho trẻ em, nhưng kỳ vọng quá cao sẽ gây phản tác dụng. Nếu mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào thể thao và học tập, con sẽ nghĩ rằng bản thân không có khả năng làm điều đó và nhanh chóng bỏ cuộc.

4. Gần gũi với cảm xúc của trẻ

Cảm giác khó chịu, tức giận là điều mà ai cũng có, bất kể tuổi tác. Tuy nhiên, cần phải có kinh nghiệm tích lũy để có thể kiểm soát cảm xúc đó. Ví dụ, khi con tâm sự rằng: con muốn chơi đá bóng nhưng bị bạn nói là “Bạn chơi đá bóng không giỏi!” Vì thế con đã tức giận và đá trái bóng đi. Một số bộ phận cha mẹ sẽ không kiên nhẫn nghe con kể hết câu chuyện, đã cảm thấy tức giận và hỏi “Tại sao con lại đá nó đi như thế? Điều này là không tốt”. Tất nhiên, chúng tôi hiểu việc mẹ la mắng trẻ vì hành vi “đá văng đồ vật”. Nhưng trước hết, hãy lắng nghe những cảm xúc đã dẫn đến sự tức giận của trẻ. Lúc này, có thể con đang cảm thấy cô đơn vì không được tham gia chơi cùng bạn bè, và cảm thấy tủi thân vì bị bạn chê rằng trẻ đá không giỏi. Hãy hỏi han con và thấu hiểu cho trẻ. Phân tích cùng con để con có thể hiểu rằng, bản thân không chỉ toàn sự nóng giận, mà còn có sự buồn tủi. Từ đó, con có thể hiểu hơn về tâm trạng của mình, điều chỉnh cảm xúc và trở nên tốt hơn.

Xem thêm: Bé không chịu bú bình, mẹ phải làm sao?