Phương pháp giáo dục rèn luyện trí tuệ tại nhà cho trẻ
Phương pháp "rèn luyện trí tuệ" cho trẻ có thể dễ dàng thực hành tại nhà
Chắc hẳn rằng có rất nhiều bậc phụ huynh đã từng nghe đến phương pháp giáo dục “rèn luyện trí tuệ” dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên lại không biết bắt đầu từ đâu, cùng như không muốn dành ra một khoản chi phí quá cao khi không biết có thật sự phù hợp với trẻ hay không. Nhưng sự thật rằng, mẹ có thể dễ dàng áp dụng việc rèn luyện trí tuệ cho trẻ từ những đồ chơi hằng ngày của con một cách dễ dàng mà không cần các tài liệu chuyên ngành.
Rèn luyện trí tuệ cho trẻ nhỏ là gì?
Đây là phương pháp giáo dục giúp con có được năng lực suy nghĩ, suy đoán của bản thân mình. Với một số bậc phụ huynh, khi nghe đến “rèn luyện trí tuệ”, có thể hiểu nhầm thành các phương pháp giáo dục nâng cao. Tuy nhiên, giáo dục trí tuệ không có nghĩa là "khả năng học tập" như tính toán và đọc và viết, mà là khả năng tư duy, phán đoán, và sáng tạo. "Năng lực tư duy" trong giáo dục trí tuệ là phân tích tình huống của bản thân, so sánh nó với kinh nghiệm trong quá khứ và đưa ra những lựa chọn phù hợp. "Năng lực tư duy" dẫn đến "sự cân nhắc" như "không làm điều mình không thích với người khác". Ngoài ra, việc trẻ trở thành một người có thể hành động theo ý mình là một yếu tố cần thiết, chẳng hạn như dẫn đến những phán đoán như “Con làm thế này vì con nghĩ thế này”. Điều này giúp con hình thành nên những chính kiến riêng của bản thân.
Làm sao để áp dụng “Rèn luyện trí tuệ” dành cho trẻ nhỏ?
Trên thực tế, đối với các phương pháp giáo dục rèn luyện trí tuệ, có 3 phương pháp chính sau đây:
Sử dụng ứng dụng, các giáo cụ chuyên dụng
Thực hiện giáo dục trong cuộc sống hằng ngày
Cho con đến các lớp học rèn luyện trí tuệ
Tuy nhiên, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết đến mẹ những phương pháp có thể áp dụng tại nhà.
Phương pháp giáo dục trí tuệ dành cho trẻ từ 0 - 1 tuổi
Giáo dục trí tuệ có nhiều phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn trưởng thành của trẻ nhỏ. Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể những phương pháp mẹ có thể áp dụng theo từng giai đoạn phát triển cụ thể. Đầu tiên, với trẻ từ 0 - 1 tuổi, cần kích thích năm giác quan và phát triển trí não. Bé lúc này vẫn chưa thể nói và vận động tự do nhưng trong thời gian đó não bộ của bé phát triển rất nhanh chóng. Ở độ tuổi này, mẹ cần kích thích não bộ thông qua các cảm giác "nhìn", "nghe" và "chạm" của trẻ nhỏ để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, điều quan trọng là giúp con hứng thú và quan tâm với thế giới xung quanh.
Đồ chơi treo nôi nhiều hình dáng, màu sắc
Với trẻ sơ sinh, đồ chơi treo nôi được khuyến khích sử dụng để kích thích sự phát triển não bộ ở trẻ. Đây là giai đoạn trẻ kích thích thị giác bằng cách nhìn chằm chằm vào mọi thứ và đuổi theo các vật chuyển động bằng mắt. Trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc phân biệt các sắc thái không rõ ràng, vì vậy chúng tôi khuyên mẹ nên sử dụng các sản phẩm có độ tương phản mạnh.
Cho trẻ nghe truyện, tranh ảnh
Trẻ sơ sinh nghe và tiếp thu rất nhiều từ ngay cả trước khi chúng bắt đầu tập nói. Khi trẻ được cha mẹ kể chuyện bằng tranh ảnh, con có thể vừa tiếp thu qua lời nói, vừa nhìn thấy hình ảnh sống động từ tranh ảnh. Bên cạnh đó, kích thích sự tò mò của trẻ nhỏ.
Chơi cùng các khối lắp ráp
Chạm và ném các khối, và tạo ra âm thanh bằng cách kết hợp các khối, cảm giác và âm thanh của các khối cũng góp phần kích thích sự phát triển của con. Các khối lắp ráp cũng rất hữu ích cho các mục đích giáo dục khác. Chẳng hạn như khi con đưa vào miệng sẽ có cảm giác "cứng" và biết rằng đây không phải là thức ăn. Tuy nhiên, mẹ hãy chọn kích cỡ để tránh trường hợp con vô tình nuốt phải.
Đồ chơi chuyển động
Khi trẻ đã có thể ngồi và bò một mình, hãy đặt trước mặt con một món đồ chơi chuyển động. Có rất nhiều yếu tố kích thích như việc bé thích di chuyển cơ thể và trải nghiệm mới về “cử động khi chạm vào”. Có các nút phát ra âm thanh và có các thiết bị phát ra âm thanh khi trẻ di chuyển, các mẹ hãy lựa chọn theo sở thích của con mình nhé.
Phương pháp giáo dục rèn luyện trí tuệ cho trẻ từ 2 - 3 tuổi
Đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp sử dụng ngón tay. Khi con bước vào độ tuổi này, cái tôi bắt đầu nảy mầm và biểu hiện “không thích!” ngày càng nhiều. Đây là khoảng thời gian khó khăn đối với các bậc phụ huynh, nhưng đây cũng là dấu hiệu con đang dần khôn lớn. Lúc này, con có thể nói được nhiều từ hơn và con có thể tự do vận động cơ thể nên có thể kích thích não bộ rất nhiều bằng cách chơi với các đầu ngón tay.
Chơi với các bộ xếp hình đơn giản
Khi được 2 đến 3 tuổi, trẻ sẽ có thể thực hiện các động tác phức tạp bằng cách nắm chắc bằng các ngón tay và vặn, xoay cổ tay. Công việc xếp hình đòi hỏi phải có những động tác khéo léo như điều chỉnh góc độ, vì vậy giúp kích thích não bộ ở trẻ nhỏ. Bộ xếp hình có nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như loại phẳng và ba chiều, vì vậy hãy thử câu đố yêu thích của trẻ.
Chơi cùng hình dán
Động tác “bóc hình dán ra khỏi giấy và dán vào nơi khác” không thể thực hiện được nếu không sử dụng các đầu ngón tay một cách khéo léo. Điều này sẽ rèn luyện thêm khả năng kiên nhẫn tập trung ở trẻ nhỏ.
Chơi với các chuỗi, hạt
Công việc luồn một sợi dây qua một lỗ nhỏ mang lại cho trẻ khả năng để kiểm soát các ngón tay, cổ tay và cánh tay cũng như sự tập trung. Con cũng có thể tận hưởng cảm giác thành tựu khi mà tất cả các hạt đã được xâu chuỗi thành công. Trò chơi này cũng có thể là một nhiệm vụ khó khăn ngay cả đối với người lớn trừ khi chúng ta tập trung. Vì vậy, hãy tham gia cùng trẻ khi con cần sự hỗ trợ mẹ nhé. Bên cạnh đó, mẹ có thể tận dụng những vật dụng hiện có tại nhà như ống hút, hạt có sẵn thay cho những bộ đồ chơi chuyên dụng.
Cho trẻ vào bếp cùng mẹ
Trẻ có thể sẽ thích thú khi được chạm vào nguyên liệu nấu nướng, và được mẹ chỉ dạy cho tên các món ăn. Có rất nhiều công việc mà ngay cả trẻ em cũng có thể làm, chẳng hạn như cắt, trộn và nắm các nguyên liệu. Đây cũng là lúc trẻ muốn bắt chước người lớn, vì vậy làm mẫu cho con và cùng con nấu ăn mẹ nhé!
Phương pháp giáo dục rèn luyện trí tuệ cho trẻ từ 4 - 5 tuổi
Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi sẽ phát triển khả năng tư duy hơn nữa, vì vậy nên chơi bằng cả tay và đầu để “suy nghĩ theo thứ tự” và “nhận biết các con số và hình dạng”. Cử động của đôi tay cũng sẽ trở nên khéo léo hơn, vì vậy chúng ta hãy tăng dần độ khó của những món đồ chơi sử dụng ngón tay. Mẹ có thể tạo ra các hình dạng phức tạp với các khối hoặc tăng số lượng mảnh ghép để thử thách cho trẻ. Hãy lựa chọn những trò chơi giúp con cảm thấy thích thú khi vừa sử dụng tay vừa phải vận dụng khả năng tư duy của bản thân.
Chơi xếp giấy Origami
Origami đòi hỏi sự tập trung gấp giấy một cách cẩn thận để không bị lệch. Trẻ cần theo dõi hay suy nghĩ cách gấp theo thứ tự. Xếp giấy Origami giúp con có niềm vui được hoàn thành nhiều thứ khác nhau từ một mảnh giấy và trẻ cũng có thể thỏa sức chơi với trí tưởng tượng của mình.
Chơi cùng các khối
Khi còn nhỏ, trẻ chỉ xếp chồng các khối, nhưng khi lên 4 đến 5 tuổi, con đã có thể tưởng tượng ra hình thức hoàn chỉnh và có thể xếp các khối thành hình. Trẻ sẽ được tự do làm những thứ mà trẻ hứng thú, chẳng hạn như lâu đài và ô tô. Khi tạo ra những hình dạng phức tạp, con có thể cùng cha mẹ suy nghĩ và nhận lời khuyên để sáng tạo được hình thù con yêu thích.
Chơi xếp hình có nhiều mảnh
Ở độ tuổi 4-5, con sẽ có khả năng hoàn thành các hình xếp ở khoảng 50-60 mảnh. Lúc mới bắt đầu, hãy hướng dẫn mẫu cho trẻ và cho con dần làm quen. Một ưu điểm khác của việc xếp hình là trẻ có thể cảm nhận được cảm giác thành tựu khi chúng được hoàn thành. Cho trẻ ráp lại những hình đã hoàn thành cũng là một cách để rèn luyện trí nhớ và khả năng tưởng tượng ra mẫu đã hoàn thành.
Trò chơi nhập vai
Mẹ có thể giúp phát triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con bằng cách để con sáng tác một câu chuyện trong khi chơi với đồ chơi, hoặc bằng cách đóng vai. Nó là cơ sở để “suy nghĩ bằng cảm xúc của người khác”. Hãy để con tự do sáng tạo như chăm sóc búp bê, hay tạo phòng riêng cho búp bê, …
Trò chơi đan dây
Trò chơi đan dây (Ayatori) là một trò chơi truyền thống Nhật Bản nhưng mang lại hiệu quả giáo dục rất cao. Nó đòi hỏi những chuyển động của ngón tay khéo léo, và nếu bạn làm sai một thứ tự, có thể khiến hình thù trở nên khác đi. Cùng con chơi trò này giúp trẻ tăng cao khả năng phán đoán sự vật, sự việc. Vì vậy, cha mẹ hãy thử áp dụng trò chơi này cùng con nhé.
Tìm ra phương pháp giáo dục giúp con cảm thấy thích thú khi tiếp thu học hỏi
Bài viết trên đây giới thiệu rất nhiều phương pháp giáo dục rèn luyện trí tuệ tại nhà dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có một phương pháp thích hợp riêng. Vì vậy, mẹ hãy vừa quan sát trẻ, vừa lựa chọn cho con những phương pháp phù hợp nhất mẹ nhé! Tận hưởng niềm vui khi học hỏi sẽ giúp con dễ dàng tiếp thu và phát triển nhanh hơn.
Xem thêm: 12 sở thích mẹ có thể tận hưởng khi chăm sóc con nhỏ